tailieunhanh - Kỷ luật tích cực

Kỷ luật tích cực là biện pháp giáo dục dựa trên cơ sở cùng thảo luận và tôn trọng lẫn nhau giữa cha mẹ và bé. Kỷ luật tích cực nhấn mạnh đến việc thay đổi hành vi hơn là xử phạt bé. Phân biệt kỷ luật tích cực với trừng phạt - Kỷ luật tích cực là cách giúp bé kiềm chế bản thân, có trách nhiệm với hành vi của mình đồng thời xây dựng cho bé kỹ năng giải quyết vấn đề và tinh thần hợp tác. - Trừng phạt là tước đi điều gì đó. | Kỷ luật tích cực Kỷ luật tích cực là biện pháp giáo dục dựa trên cơ sở cùng thảo luận và tôn trọng lẫn nhau giữa cha mẹ và bé. Kỷ luật tích cực nhấn mạnh đến việc thay đổi hành vi hơn là xử phạt bé. Phân biệt kỷ luật tích cực với trừng phạt - Kỷ luật tích cực là cách giúp bé kiềm chế bản thân có trách nhiệm với hành vi của mình đồng thời xây dựng cho bé kỹ năng giải quyết vấn đề và tinh thần hợp tác. - Trừng phạt là tước đi điều gì đó làm bé đau đớn tổn thương để bé sợ mà không dám tái phạm hành vi xấu hoặc hành vi người lớn không mong muốn . Ảnh Gettylmages. Phân biệt trong tình huống cụ thể 1. Trừng phạt bé bằng cách độc đoán Là việc cha mẹ đưa ra mệnh lệnh cho bé nhưng không để cho bé tự lựa chọn. Ví dụ Mẹ bảo con làm thì con phải làm . Cách thức này thông qua việc cha mẹ áp đặt nhục mạ đánh đập bé. Bé lớn lên trong gia đình này thường có xu hướng hoặc là rất tự ti hoặc hung hăng nóng tính và độc đoán như bố mẹ. Tình huống thực tế a. Bé trai 7 tuổi không chịu ăn sáng khi đến trường. Người mẹ sợ bé đói nên ép bé phải ăn tuy nhiên bé vẫn dứt khoát không chịu ăn. Người mẹ tức giận tát bé 2 cái bé sợ nên phải ăn hết bữa sáng. b. Bé 2 tuổi thường đi ngủ vào lúc 9h. Hôm đó đã 10h mà bé không chịu ngủ cứ nghịch ngợm khiến cả nhà khó chịu. Bố đã đánh cho bé 2 phát vào mông và làm bé khóc thét. Mẹ cũng được thể đánh thêm cho bé 1 cái vào mông. Bà nội góp ý Nó còn nhỏ sao con đánh nó thì bố mẹ vẫn khăng khăng Bà cứ để con trị nó . c. Bé 3 tuổi sang hàng xóm chơi mẹ gọi mà bé không chịu về ăn cơm. Tức giận mẹ sang hàng xóm túm áo và lôi bé về. 2. Nuông chiều bé Là việc cha mẹ để bé làm bất kỳ cái gì bé thích. Ví dụ Đến giờ ăn cơm rồi nhưng con thích kẹo thì cứ ăn đi . Cha mẹ không đưa ra những chỉ dẫn thích hợp cho bé. Nếu được nuôi dưỡng theo kiểu này thì lớn lên bé không có tính tự lập và bắt mọi người phải chiều theo ý .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.