tailieunhanh - THƯỞNG THỨC CỔ NHẠC MIỀN NAM VÀ VỌNG CỔ

Hồi xưa trong Nam, lúc " Ba ngày Tết ", thì tối lại thường thường dân ở làng hay đi xem một " chầu " Hát Bội, còn dân ở tỉnh thì hay đi xem một " xuất " Cải Lương. Để hiểu và thưởng thức trọn vẹn tuồng Hát Bội thì khán thính giả phải biết cốt chuyện của tuồng hát (thường thường lấy trong truyện Tàu như : tuồng " Kim Thạch Kỳ Duyên ", tuồng " Ngũ Hổ Bình Tây ", tuồng " San Hậu " và phải biết sơ sơ những nguyên tắc căn bản của. | THƯỞNG THỨC CỚ NHẠC MIỀN NAM VÀ VỌNG CÓ Nguyễn Lưu Viên Hồi xưa trong Nam lúc Ba ngày Tết thì tối lại thường thường dân ở làng hay đi xem một chầu Hát Bội còn dân ở tỉnh thì hay đi xem một xuất Cải Lương. Để hiểu và thưởng thức trọn vẹn tuồng Hát Bội thì khán thính giả phải biết cốt chuyện của tuồng hát thường thường lấy trong truyện Tàu như tuồng Kim Thạch Kỳ Duyên tuồng Ngũ Hổ Bình Tây tuồng San Hậu và phải biết sơ sơ những nguyên tắc căn bản của việc đánh trống chầu. Giáo sư Nguyễn Ngọc An trong bài Nghệ Thuật cầm chầu đã trình bày hết sức rõ rệt nghệ thuật ấy. Để hiểu và thưởng thức trọn vẹn xuất cải lương thì khán thính giả cũng phải biết cốt chuyện của tuồng hát thường thường lấy trong truyện Tàu hay trong tiểu thuyết Việt Nam như tuồng Phụng Nghi Đình với cô Bảy Phùng Há tuồng Xử Án Bàng Quý Phi với cô Năm Phỉ tuồng Lan và Điệp với cô Thanh Nga và phải biết sơ sơ những nguyên tắc căn bản của cổ nhạc Việt Nam. Theo gương của giáo sư Nguyễn Ngọc An tôi xin cố gắng trình bày sau đây vài nguyên tắc căn bản ấy. Vì thế hệ trẻ Việt Nam sau này đã quen với nhạc Tây Phương nên tôi xin trình bày những nguyên tắc căn bản ấy dưới hình thức so sánh bằng những khác biệt giữa nhạc Tây phương và nhạc Cổ điển miền Nam để cho được dễ hiểu hơn. I . Khác biệt về các Note đàn Nhạc Tây phương có bảy 7 nốt đàn là Do Ré Mi Fa Sol La Si hoặc A B C D E F G và các dièse sharp hoặc bémol flat của mỗi nốt ấy. Còn cổ nhạc miền Nam thì cũng có bảy 7 tên nốt đàn là Hò Xự Xang Xê Cống Liếu Ú nhưng kỳ thực thì chỉ có năm 5 tiếng nốt đàn là Hò Xự Xang Xê Cống còn Liêu Ú là nấc trên của Hò và Xự . Nhưng mỗi nốt đàn Việt Nam không có dièse hay bémol của nó mà có vô số tiếng ngân éo on của nó vì nốt đàn Việt Nam đánh lên thường thường là có ngân nhất là khi nốt đàn ở vào cuối nhịp hay cuối câu . Ngân không phải là trille vì trille là đánh thật nhiều lần rất mau và đàn và nốt liền ở trên. Ngân cũng không hẳn là vibrato vì trong vibrato tuy có sự rung rung của ngón tay trái trên nốt đàn nhưng sự .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.