tailieunhanh - CHƯƠNG 2 - QUẦN THỂ SINH VẬT

Quần thể là nhóm cá thể cùng một loài hoặc dưới loài, khác nhau về giới tính; về tuổi và về kích thước, phân bố trong vùng phân bố của loài, chúng có khả năng giao phối tự do với nhau (trừ dạng sinh sản vô tính) để sinh ra các thế hệ mới hữu thụ. | Chương 2 QUẦN THỂ SINH VẬT I. Định nghĩa II. Cấu trúc của quần thể Kích thước và mật độ của quần thể Cấu trúc không gian của quần thể Cấu trúc về tuổi Cấu trúc giới tính và cấu trúc sinh sản Sự phân dị của các cá thể trong quần thể III. Mối quan hệ của các cá thể trong quần thể Những mối tương tác âm Những mối tương tác dương IV. Sản lượng chất hữu cơ và cân bằng năng lượng Nhịp điệu và hiệu suất của quá trình sản xuất Cân bằng năng lượng của quần thể V. Động học và sự dao động số lượng của quần thể Mức sinh sản quần thể Mức tử vong và mức sống sót Sự tăng trưởng số lượng của quần thể Sự dao động và điều chỉnh số lượng quần thể Chương 2 QUẦN THỂ SINH VẬT I. Định nghĩa Quần thể là nhóm cá thể cùng một loài hoặc dưới loài, khác nhau về giới tính; về tuổi và về kích thước, phân bố trong vùng phân bố của loài, chúng có khả năng giao phối tự do với nhau (trừ dạng sinh sản vô tính) để sinh ra các thế hệ mới hữu thụ. Quần thể là một tổ chức sinh học ở mức cao, được đặc trưng bởi những tính . | Chương 2 QUẦN THỂ SINH VẬT I. Định nghĩa II. Cấu trúc của quần thể Kích thước và mật độ của quần thể Cấu trúc không gian của quần thể Cấu trúc về tuổi Cấu trúc giới tính và cấu trúc sinh sản Sự phân dị của các cá thể trong quần thể III. Mối quan hệ của các cá thể trong quần thể Những mối tương tác âm Những mối tương tác dương IV. Sản lượng chất hữu cơ và cân bằng năng lượng Nhịp điệu và hiệu suất của quá trình sản xuất Cân bằng năng lượng của quần thể V. Động học và sự dao động số lượng của quần thể Mức sinh sản quần thể Mức tử vong và mức sống sót Sự tăng trưởng số lượng của quần thể Sự dao động và điều chỉnh số lượng quần thể Chương 2 QUẦN THỂ SINH VẬT I. Định nghĩa Quần thể là nhóm cá thể cùng một loài hoặc dưới loài, khác nhau về giới tính; về tuổi và về kích thước, phân bố trong vùng phân bố của loài, chúng có khả năng giao phối tự do với nhau (trừ dạng sinh sản vô tính) để sinh ra các thế hệ mới hữu thụ. Quần thể là một tổ chức sinh học ở mức cao, được đặc trưng bởi những tính chất mà cá thể không bao giờ có như cấu trúc về giới tính, về tuổi, mức sinh sản, mức tử vong - sống sót và sự dao động số lượng cá thể của quần thể. Những loài nào có vùng phân bố hẹp, điều kiện môi trường khá đồng nhất thường hình thành một quần thể (loài đơn hình: Monomorphis). Những loài có vùng phân bố rộng, điều kiện môi trường không đồng nhất ở những vùng khác nhau của vùng phân bố thì thường tạo nên nhiều quần thể thích nghi với các điều kiện đặc thù của từng địa phương (loài đa hình: Polymorphis). II. Cấu trúc của quần thể 1. Kích thước và mật độ của quần thể . Kích thước - Kích thước của quần thể là số lượng (số cá thể) hay khối lượng (g, kg, tạ .) hay năng lượng (kcal hay calo) tuyệt đối của quần thể, phù hợp với nguồn sống và không gian mà quần thể chiếm cứ. - Kích thước của quần thể trong một không gian và một thời gian nào đó được diễn tả theo công thức tổng quát sau: Nt = No + B - D + I - E Trong đó: Nt : Số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t No : Số lượng cá

TỪ KHÓA LIÊN QUAN