tailieunhanh - ISO, Tất cả về ISO Không thể bỏ qua! (Phần 1)

ISO là gì ? ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước. Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác. | ISO Tất cả về ISO Không thể bỏ qua Phần 1 ISO là gì ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá International Organization for Standardization được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23 2 1947 nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva Thuỵ sĩ và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước. Tuỳ theo từng nước mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau. ở một số nước tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của Chính phủ. Tại Việt Nam tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc. ISO có khoảng 180 Uỷ ban kỹ thuật TC chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực. ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ công nghiệp chế tạo điện và điện tử. Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn. Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận nó được công bố là Tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia của mình. Cơ cấu thành viên của ISOThành viên của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá ISO được chia làm 3 loại Các quốc gia thành viên Một quốc gia thành viên của ISO là tổ chức đại diện duy nhất về tiêu chuẩn chất lượng cho quốc gia đó. Tại mỗi quốc gia này chỉ có duy nhất một tổ chức như vậy được .