tailieunhanh - Xử trí khi trẻ bị co giật

Cha mẹ cần giữ bình tĩnh để có biện pháp xử lý kịp thời khi tình huống này xảy ra. Nguyên nhân trẻ bị co giật - Sốt cao: Khi sốt cao, hệ thần kinh dễ bị kích thích nên trẻ có thể bị co giật trong 1 – 2 ngày đầu. Một số gia đình có tính di truyền. Có khoảng 2 - 5% trẻ dưới 5 tuổi bị sốt co giật. Trẻ bị co giật ở lứa tuổi càng muộn hoặc co giật khi sốt nhẹ dễ có nguy cơ động kinh (khoảng 5 – 10 %) | Xử trí khi trẻ bị co giật Cha mẹ cần giữ bình tĩnh để có biện pháp xử lý kịp thời khi tình huống này xảy ra. Nguyên nhân trẻ bị co giật - Sốt cao Khi sốt cao hệ thần kinh dễ bị kích thích nên trẻ có thể bị co giật trong 1 - 2 ngày đầu. Một số gia đình có tính di truyền. Có khoảng 2 - 5 trẻ dưới 5 tuổi bị sốt co giật. Trẻ bị co giật ở lứa tuổi càng muộn hoặc co giật khi sốt nhẹ dễ có nguy cơ động kinh khoảng 5 - 10 . - Rối loạn trong máu Trẻ bị tiêu chảy mất nước uống oresol pha không đúng tỉ lệ gây rối loạn còi xương hạ canxi máu hạ hoặc tăng đường huyết. -Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương như viêm não viêm màng não Trẻ có biểu hiện sốt cao quấy khóc nhiều đau đầu lơ mơ nói mê sảng hoặc hôn mê nôn trớ nhiều cổ cứng ở trẻ nhỏ có thóp phồng. - Có bệnh lý mạch máu não Ở trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu không được tiêm phòng vitamin K có thể bị xuất huyết não. - Do chấn động não chấn thương não. - Bị nhiễm độc. - Do bị động kinh Động kinh là bệnh lý có cơn co giật cục bộ hoặc toàn thể tái phát. Trong cơn giật toàn thể trẻ bị giật chân tay ngưng thở ngắn trợn mắt sùi bọt mép tím tái. Nếu cơn giật kéo dài hoặc nhiều cơn liền nhau có thể gây phù não ngừng thở nguy hiểm đến tính mạng trẻ. - Ở trẻ nhỏ trước 3 tháng tuổi đôi khi có máy giật chân tay lúc ngủ dễ giật mình khi nghe tiếng động to. Đây có thể là lành tính cha mẹ không nên lo lắng nhiều mà cần theo dõi để tư vấn bác sĩ. Xử trí trước cơn co giật Khi trẻ bị co giật cha mẹ nên hết sức bình tĩnh. Trước hết đặt trẻ nằm ngiêng phải gối đầu thấp khoảng 45 độ. Nếu trẻ đang ăn cần móc thức ăn ra không ôm giữ chặt trẻ nới rộng quần áo bỏ khăn quấn cổ cho trẻ dễ thở mở cửa phòng hoặc cửa sổ cho thoáng khí. Không cần đặt vật gì ngáng giữa hai hàm răng của trẻ vì có thể gây tổn thương răng lợi và niêm mạc miệng. Nếu co giật quá 1 phút có thể kích thích cho trẻ thở lại bằng một số cách như ấn vào huyệt nhân trung chỗ lõm ở giữa môi trên và mũi bấm mạnh vào gót chân trẻ. Bạn không nên vội đưa trẻ tới bệnh viện ngay vì trên đường đi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN