tailieunhanh - ĐỀ TÀI " TÓM TẮT VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG MƯỜI NĂM QUA "

Trong thống kê quốc tế, thuật ngữ "đầu tư” được thể hiện qua chỉ tiêu “tổng tích lũy tài sản” (viết bằng tiếng Anh là "gross capital formation"). Chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới được tính là đầu tư. Giá trị của đầu tư tính bằng giá trị tài sản cố định trên thị trường vào lúc tài sản được hoàn thành và chuyển giao cho chủ sở hữu. Trong thống kê của Việt Nam, "vốn đầu tư" được dùng để phản ánh số lượng tiền bỏ ra trong một thời hạn. | TÓM TẮT VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG MƯỜI NĂM QUA VŨ TUẤN ANH Viện Kinh tế Việt Nam Trong thống kê quốc tế thuật ngữ đầu tư được thể hiện qua chỉ tiêu tổng tích lũy tài sản viết bằng tiếng Anh là gross capital formation . Chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới được tính là đầu tư. Giá trị của đầu tư tính bằng giá trị tài sản cố định trên thị trường vào lúc tài sản được hoàn thành và chuyển giao cho chủ sở hữu. Trong thống kê của Việt Nam vốn đầu tư được dùng để phản ánh số lượng tiền bỏ ra trong một thời hạn nhất định một năm 5 năm của các thành phần kinh tế nhằm mục đích tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh. Trên thực tế số tiền này không phải tất cả đều đi vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và vì vậy chỉ tiêu này không hoàn toàn trùng với tổng tích lũy tài sản . Đây là một điểm khác biệt lớn trong cách thức đo lường trị giá đầu tư ở Việt Nam so với cách đo lường thông dụng của thống kê quốc tế. Có hai chỉ tiêu khác nhau được sử dụng để phản ánh số lượng đầu tư tổng tích lũy tài sản dùng trong phân tích phân bổ GDP còn vốn đầu tư khi phản ánh tình hình bỏ vốn đầu tư trên thực tế. Về mặt số lượng tổng tích lũy tài sản bằng khoảng 65-75 so với vốn đầu tư và trong những năm gần đây tỷ lệ vốn đầu tư trở thành tài sản tích lũy có xu hướng ngày càng giảm. Đầu tư công hay đầu tư của Nhà nước bao gồm tất cả các khoản đầu tư do chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành - Đầu tư từ ngân sách phân cho các Bộ ngành Trung ương và phân cho các địa phương - Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu - Tín dụng đầu tư vốn cho vay có mức độ ưu đãi nhất định - Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước. 1 1. Tăng trưởng và đầu tư Trong thời gian 2000-2009 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với nhịp độ khá cao tính bình quân mỗi năm GDP tăng 7 3 . Tốc độ tăng GDP hàng năm liên tục tăng lên từ 6 8 năm 2000 lên tới 8 5 năm 2007. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu tốc độ tăng GDP giảm xuống mức 6 2 năm 2008 và 5 3

TỪ KHÓA LIÊN QUAN