tailieunhanh - ĐỀ TÀI " MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÂN CẤP ĐẦU TƯ CÔNG GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG "
Việc huy động vốn đầu tư từ nguồn vốn nhà nước và các nguồn vốn khác cho phát triển đang ngày càng được quan tâm. Tỷ trọng đầu tư toàn xã hội đã tăng liên tục trong vòng hơn một thập kỷ qua từ mức 28,4% của GDP năm 1996 đến mức cao kỷ lục là 43,1% năm 2007 và ở mức 42,2% năm 2008. Trong các nguồn đầu tư, đầu tư công chiếm khoảng trên 22 % tổng mức đầu tư xã hội trong giai đoạn 2000 - 2005 và ước tính xấp xỉ 20% trong giai đoạn 2006-2010 | MỘT SÔ VẤN ĐỀ VỀ PHÂN CẤP ĐẦU TƯ CÔNG GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG Lê Xuân Bá Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW Việc huy động vốn đầu tư từ nguồn vốn nhà nước và các nguồn vốn khác cho phát triển đang ngày càng được quan tâm. Tỷ trọng đầu tư toàn xã hội đã tăng liên tục trong vòng hơn một thập kỷ qua từ mức 28 4 của GDP năm 1996 đến mức cao kỷ lục là 43 1 năm 2007 và ở mức 42 2 năm 2008. Trong các nguồn đầu tư đầu tư công chiếm khoảng trên 22 tổng mức đầu tư xã hội trong giai đoạn 2000 - 2005 và ước tính xấp xỉ 20 trong giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên hiệu quả đầu tư đặc biệt là đầu tư công ngày càng trở nên một vấn đề được quan tâm nhiều. Nếu năm 1997 chỉ với mức đầu tư chiếm 28 7 GDP Việt Nam đạt được mức tăng trường 8 2 thì năm 2008 chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng tương tự 8 5 nhưng với lượng đầu tư tới 43 1 GDP. Với đầu tư công thì hiệu quả lại càng thấp so với hiệu quả đầu tư của toàn nền kinh tế. Cụ thể hiệu quả đầu tư công chỉ gần bằng một nửa so với hiệu quả đầu tư tư nhân. Hiệu quả thấp trong đầu tư công còn được xem là một trong những lý do chủ yếu dẫn tới lạm phát cao trong các năm 2008 và 2009. Trong số những nguyên nhân của việc sử dụng chưa hiệu quả nguồn vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế - xã nổi lên là những bất cập vướng mắc và chồng chéo trong hệ thống các văn bản pháp luật liên quan trong điều hành và quản lý giữa các cơ quan liên quan giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp liên quan đến đầu tư công làm giảm hiệu quả đầu tư công gây lãng phí tham nhũng. Thực trạng này đòi hỏi phải chú trọng tăng cường hiệu quả đầu tư công để hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững. Bài viết này xem xét một số khía cạnh thời sự về vấn đề đầu tư công trong đó chú trọng đánh giá thực trạng và hiệu quả đầu tư công phân tích các quy định pháp lý về phân cấp quản lý đầu tư công chỉ ra một số bất cập trong cơ chế quản lý đầu tư công hiện hành đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư công hướng .
đang nạp các trang xem trước