tailieunhanh - ĐỀ TÀI " NHÌN NHẬN LẠI VẤN ĐỀ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM "

Vấn đề thâm hụt thương mại gần đây đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm và thảo luận. Sự thật là thâm hụt thương mại đã gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2007 khi thâm hụt thương mại đạt tới mức 20% GDP và mặc dù có những diễn biến khác nhau, xu hướng chung có vẻ như là thâm hụt thương mại vẫn còn duy trì ở mức cao. Những tranh luận về nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng này đặt ra vấn đề cần nhìn nhận. | NHÌN NHẬN LẠI VẤN ĐỀ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM1 Vũ Quốc Huy Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà nội Mở đầu. Vấn đề thâm hụt thương mại gần đây đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm và thảo luận. Sự thật là thâm hụt thương mại đã gia tăng trong những năm gần đây đặc biệt là từ năm 2007 khi thâm hụt thương mại đạt tới mức 20 GDP và mặc dù có những diễn biến khác nhau xu hướng chung có vẻ như là thâm hụt thương mại vẫn còn duy trì ở mức cao. Những tranh luận về nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng này đặt ra vấn đề cần nhìn nhận lại nguyên nhân thực sự của tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài ở nước ta. Đã không ít những ngộ nhận myths liên quan đến nguồn gốc nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại và do đó những giải pháp nhằm giải quyết xử lý vấn đề này cũng mang đến không ít những ý kiến khác nhau2. Bài tham luận này không đặt mục đích phân tích cụ thể nguyên nhân của tình hình THTM hiện nay càng không kỳ vọng đưa ra những giải pháp. Bài tham luận chỉ tập trung nêu ra những điều có thể coi là sự ngộ nhận về tình trạng THTM để từ đó có thể có được những cách nhìn đúng hơn về tình trạng này từ đó mới có cơ sở chung để thảo luận các vấn đề tiếp theo. Tình hình thâm hụt thương mại của Việt nam từ 1995 đến nay Thâm hụt thương mại của nước ta không phải là vấn đề mới. Trên thực tế thâm hụt thương mại diến ra suốt trong hơn 2 thập kỷ gần đây. Điều quan trọng là là mức độ thâm hụt thương mại gia tăng đột biến vào thời điểm năm 2007 từ mức 5 tỷ USD năm 2006 lên gần gấp 3 lần với khối lượng trên 14 tỷ USD vào năm 2007 và đạt đỉnh điểm với mức trên 18 tỷ USD năm 2008 tương đương 20 GDP . Trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô những lo ngại về tỷ giá lạm phát g ia tăng thâm hụt thương mại lại càng trở nên vấn để được quan tâm sâu sắc. Thêm vào đó cơ cấu thương mại và thâm hụt thương mại cũng là một vấn đề được chú ý bởi lẽ có sự khác biệt lớn trong cơ cấu thương mại xét về thành phần kinh tế cơ cấu thị trường và mặt hàng. Bảng 1 cho thấy khu vực .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN