tailieunhanh - Đề tài: " GÓP PHẦN TÌM HIỂU PHẠM TRÙ “NGHĨA” TRONG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ "

Bài viết góp phần làm sáng tỏ thêm về “nghĩa” - một trong những phạm trù cơ bản trong học thuyết chính trị - đạo đức của Nho giáo sơ kỳ, đồng thời chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử về phạm trù này. Ngoài ra, bài viết còn phân tích quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về “đạo nghĩa”, chỉ ra những giá trị tích cực cũng như những hạn chế trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về “đạo nghĩa” | GÓP PHẦN TÌM HIỂU PHẠM TRÙ NGHĨA TRONG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ NGUYỄN THỊ LUẬN Bài viết góp phần làm sáng tỏ thêm về nghĩa - một trong những phạm trù cơ bản trong học thuyết chính trị - đạo đức của Nho giáo sơ kỳ đồng thời chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong tư tưởng của Khổng Tử Mạnh Tử và Tuân Tử về phạm trù này. Ngoài ra bài viết còn phân tích quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về đạo nghĩa chỉ ra những giá trị tích cực cũng như những hạn chế trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về đạo nghĩa . Nghĩa là một trong những phạm trù cơ bản của học thuyết chính trị - đạo đức của Nho giáo sơ kỳ - học thuyết ra đời với kỳ vọng củng cố duy trì địa vị của các giai tầng trong xã hội. Từ thời Hán trở đi học thuyết này đã đóng vai trò nòng cốt trong hệ tư tưởng của Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Cùng với nhân lễ trí tín phạm trù nghĩa với tư cách một phạm trù đạo đức được Khổng Tử và các học trò của ông phát triển thành đạo nghĩa điều đó chứng tỏ nội hàm của nó rất phong phú. Tuy nhiên điều chúng tôi thấy cần tiếp tục nghiên cứu phạm trù nghĩa là ở chỗ các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ có đồng nhất với nhau trong quan niệm về nghĩa hay không Văn cảnh mà phạm trù đó được xem xét và nhấn mạnh là chính trị đạo đức hay cả hai Vai trò của nghĩa trong đời sống tinh thần của xã hội như thế nào Bài viết này tập trung nghiên cứu những vấn đề đó nhằm làm rõ những phương diện cơ bản của phạm trù nghĩa . Trong Từ điển Bách khoa thư triết học Trung Quốc do Nhà xuất bản Mưsli Mátxcơva ấn hành năm 1994 mục từ nghĩa giải thích rằng nghĩa là bổn phận chính nghĩa là sự công bằng mang tính bổn phận bổn phận tinh thần trách nhiệm công bằng vinh hạnh chính đáng nguyên tắc ý nghĩa là một trong những phạm trù cơ bản của triết học Trung Quốc đặc biệt là của Nho giáo. Xét về mặt từ nguyên phạm trù này được cấu thành từ hai chữ ngã và chữ dương dê ậậ trong đó chữ dương có mặt trong chữ thiện và chữ mỹ điều đó phản ánh quan niệm về các giá trị chuẩn được chấp nhận phổ biến của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN