tailieunhanh - Đề tài:" ĐÁNH GIÁ VIỆC NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA MÁC TỪ GÓC ĐỘ CHÚ GIẢI HỌC (tiếp theo) "
Bài viết hướng vào hai vấn đề: 1/ Làm thế nào để lý giải tính khách quan trong ý nghĩa văn bản và tính hợp lý trong việc chú giải; 2/ Mục đích nghiên cứu văn bản của Mác là gì? Đối với vấn đề thứ nhất, theo tác giả, cần thiết phải có những tiêu chuẩn nhất định. Đối với vấn đề thứ hai, tác giả cho rằng, không ngừng thúc đẩy những sáng tạo lý luận mới cho chủ nghĩa Mác chính là mục đích cơ bản của chúng ta khi nghiên cứu văn bản Mác; việc “quay. | ĐÁNH GIÁ VIỆC NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA MÁC TỪ GÓC ĐỘ CHÚ GIẢI HỌC Bình luận về hai trường phái học thuật trong việc đọc lại Mác DƯƠNG HỌC CÔNG Tiếp theo kỳ trước Bài viết hướng vào hai vấn đề 1 Làm thế nào để lý giải tính khách quan trong ý nghĩa văn bản và tính hợp lý trong việc chú giải 2 Mục đích nghiên cứu văn bản của Mác là gì Đối với vấn đề thứ nhất theo tác giả cần thiết phải có những tiêu chuẩn nhất định. Đối với vấn đề thứ hai tác giả cho rằng không ngừng thúc đẩy những sáng tạo lý luận mới cho chủ nghĩa Mác chính là mục đích cơ bản của chúng ta khi nghiên cứu văn bản Mác việc quay lại Mác làm rõ thực chất tư tưởng của Mác chỉ là một bộ phận cấu thành của mục đích đó. 2. Làm thế nào để lý giải tính khách quan trong ý nghĩa văn bản và tính hợp lý trong việc chú giải Xem xét hướng nghiên cứu lấy văn bản làm chuẩn thì ý nghĩa văn bản và tính khách quan trong việc chú giải là một tiền đề cơ bản. Thế nhưng chúng ta cũng phải thấy rằng vấn đề này còn phức tạp hơn nhiều so với tưởng tượng. Trước tiên là vấn đề tính khách quan trong ý nghĩa văn bản. Như trên đã bàn trong chú giải học cổ điển tính khách quan trong ý nghĩa văn bản được bảo đảm nhờ hai giả định tính có trước của ý nghĩa văn bản và chuẩn tác giả . Các khái niệm tương tự khái niệm nghĩa gốc mà hiện nay một số học giả khăng khăng giữ là để chỉ hàm ý nguyên sơ mà tác giả đã xác định khi viết tác phẩm. Nhưng cùng với sự phát triển của chú giải học vấn đề này đã trở nên ngày càng phức tạp. Một vài nhân tố sau buộc chúng ta giờ đây phải suy tư đến thứ nhất Gadamer cho rằng ý nghĩa của văn bản không phải do tác giả định đoạt trước tư tưởng của tác giả không phải là thước đo có thể dùng để đánh giá ý nghĩa của một tác phẩm thậm chí một tác phẩm nếu thoát khỏi cái thực tại bị kinh nghiệm không ngừng làm thay đổi và chỉ để ý tới chính bản thân tác phẩm đó thôi thì cũng sẽ bao hàm một tính trừu tượng nào đó 1 . Thứ hai Paul Ricoeur phân ý nghĩa của văn bản văn bản là bất cứ câu nói nào được cố định lại bằng cách .
đang nạp các trang xem trước