tailieunhanh - Chữa viêm dạ dày mãn tính

Theo lương y Phạm Như Tá: viêm dạ dày mãn tính là một trong những căn bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh có thể là do: chế độ ăn uống không điều độ (no đói thất thường, dùng nhiều rượu, chất cay nóng.) làm cho tỳ vị bị tổn thương; những người hay bị căng thẳng, suy nghĩ nhiều, hay tức giận, nóng nảy những yếu tố làm tổn thương tạng tỳ cũng dễ sinh ra bệnh | Chữa viêm dạ dày mãn tính Đây là loại bệnh tương đối phổ biến, và theo y học cổ truyền, nguyên nhân mắc bệnh là do chế độ ăn uống. Triệu chứng chính Theo lương y Phạm Như Tá: viêm dạ dày mãn tính là một trong những căn bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh có thể là do: chế độ ăn uống không điều độ (no đói thất thường, dùng nhiều rượu, chất cay nóng.) làm cho tỳ vị bị tổn thương; những người hay bị căng thẳng, suy nghĩ nhiều, hay tức giận, nóng nảy - những yếu tố làm tổn thương tạng tỳ cũng dễ sinh ra bệnh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh đa dạng, tuy nhiên, biểu hiện chính là tình trạng khó chịu, hoặc đau ở vùng thượng vị (trên rốn), đau âm ỉ, đau nhói hoặc cảm giác nóng. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng khác như ăn không ngon miệng, hay ợ hơi, buồn nôn, mệt mỏi. Một số bài thuốc Y học cổ truyền xem viêm dạ dày thường có các thể bệnh khác nhau, ở mỗi thể bệnh sẽ có các biểu hiện và phương cách chữa khác nhau. Với thể tỳ vị hư hàn - biểu hiện: đau ở vùng thượng vị âm ỉ, ăn kém, bụng đầy, người mỏi mệt, gầy, sắc mặt kém tươi, chân tay hay lạnh., phép trị là "Ôn trung, kiện tỳ, ích khí, hòa vị"; dùng bài "Hương sa lục quân tử thang gia giảm", gồm các vị: đan sâm, bạch truật, bạch linh, hương phụ chế (mỗi loại 12g) và trần bì, bán hạ chế (đều 8g), mộc hương, sa nhân, cam thảo, gừng khô (cùng 4g). Cách sắc (nấu): nước thứ nhất cho các vị thuốc vào nồi cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén rồi cho nước thuốc ra; tiếp tục cho 3 chén nước vào các vị thuốc để nấu nước thứ hai, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại rồi chia làm 3 lần để uống trong ngày. Với thể can vị có khí trệ - biểu hiện: đau tức vùng thượng vị, ăn vào thì đau nhiều hơn, vị trí đau không cố định một chỗ mà có thể lan ra vùng mạn sườn, ợ hơi, ợ chua. Cách trị thể này là "Sơ can hòa vị, lý khí, chỉ thống"; dùng bài "Tiêu dao tán hợp kim linh tử tán gia giảm", gồm các vị thuốc: sài hồ, diên hồ, chỉ xác, tô ngạch, hương phụ, bạch thược, bạch linh (cùng 12g), cam thảo 4g, xuyên luyện tử 10g. Cách nấu và cách dùng như trên. Còn thể âm hư vị nhiệt, thì biểu hiện đau bụng nhiều, cảm giác nóng rát, đau có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào, nhưng lúc đói và ban đêm thì đau nhiều hơn, miệng khô đắng, ăn kém, người bứt rứt, lòng bàn chân, bàn tay nóng, đi cầu phân đen. Phép chữa "Sơ can tả hỏa, dưỡng âm thanh vị", bài thuốc dùng gồm: thanh bì, bạch thược, trần bì, đơn bì, sa sâm, ngọc trúc, mạch môn, thạch hộc, diên hồ (mỗi loại 12g), chi tử, xuyên luyện tử (cùng 10g). Cách nấu và cách dùng cũng như trên.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN