tailieunhanh - Đề tài: " VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "
Nói về vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải ba vấn đề có tính thời sự, song cũng rất phức tạp, đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu. Ba vấn đề đó là: 1) Vấn đề thiết kế mô hình cụ thể Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2) Vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước. 3) Vấn đề tạo lập những điều kiện, cơ sở. | VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TRẦN THÀNH Nói về vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trong bài viết này tác giả đã đưa ra và luận giải ba vấn đề có tính thời sự song cũng rất phức tạp đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu. Ba vấn đề đó là 1 Vấn đề thiết kế mô hình cụ thể Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2 Vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước. 3 Vấn đề tạo lập những điều kiện cơ sở cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân do nhân dân vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là bước đột phá trong đổi mới tư duy chính trị của Đảng ta đánh một dấu mốc quan trọng trong đổi mới hệ thống chính trị nói chung đổi mới Nhà nước ở nước ta nói riêng. Khi chủ nghĩa xã hội bước vào cải tổ cải cách đổi mới một số nhà lý luận chính trị gia xã hội chủ nghĩa đã đề xuất xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền. Đề xuất này đã làm nảy sinh những ý kiến chỉ trích phản ứng từ không ít người. Khi đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản một số người đã cho rằng xây dựng nhà nước pháp quyền là từ bỏ chủ nghĩa xã hội. Có người lại coi việc xây dựng nhà nước pháp quyền là thừa nhận sự phân lập các quyền lập pháp hành pháp và tư pháp mà quyền lực của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thống nhất không phân chia và do vậy không phù hợp. Cũng có người đặt vấn đề khi đề cập tới nhà nước kiểu mới các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin không hề nói tới nhà nước pháp quyền và do vậy xây dựng nhà nước pháp quyền trong chủ nghĩa xã hội là không theo quan điểm của các nhà kinh điển . Từ một phía khác có ý kiến lại cho rằng trong nhà nước pháp quyền mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân đó là nhà nước của dân do dân vì dân và do vậy không cần phải phân biệt nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa nữa. Sự xuất hiện những ý kiến như vậy trong giai đoạn đầu
đang nạp các trang xem trước