tailieunhanh - Đề tài:" TÍNH SÁNG TẠO CỦA TRIẾT HỌC MÁC THỰC CHẤT VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ "

Để làm rõ thực chất và ý nghĩa lịch sử trong tính sáng tạo của triết học Mác, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải việc đã kế thừa có chọn lọc và phát triển sáng tạo di sản văn hoá nhân loại, nhất là lịch sử tư tưởng triết học nhân loại, gắn kết với thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản toàn thế giới và những thành tựu mới của khoa học, gắn kết hữu cơ chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng để tạo nên một. | TÍNH SÁNG TẠO CỦA TRIẾT HỌC MÁC THỰC CHẤT VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ ĐINH NGỌC THẠCH Để làm rõ thực chất và ý nghĩa lịch sử trong tính sáng tạo của triết học Mác trong bài viết này tác giả đã đưa ra và luận giải việc đã kế thừa có chọn lọc và phát triển sáng tạo di sản văn hoá nhân loại nhất là lịch sử tư tưởng triết học nhân loại gắn kết với thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản toàn thế giới và những thành tựu mới của khoa học gắn kết hữu cơ chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng để tạo nên một học thuyết cách mạng về giải phóng con người giải phóng xã hội. Với tư cách một hệ thống lý luận chặt chẽ nhưng lại mang tính mở triết học Mác vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử và ý nghĩa cách mạng của nó trong thời đại ngày nay vẫn là công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ là cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta trong công cuộc đổi mới đất nước. 1. Triết học Mác ra đời từ những năm 40 của thế kỷ XIX khi mà trong văn hoá châu Âu quá trình phi cổ điển hoá đã đạt được kết quả bước đầu với sự hình thành những môtíp mới của sáng tạo khác với truyền thống cổ điển thời kỳ Hy Lạp - La Mã cổ đại. Về triết học quá trình phi cổ điển hoá gắn liền với sự hình thành hai khuynh hướng chủ đạo - phi duy lý và thực chứng - khoa học. Cả hai khuynh hướng này đều từ bỏ cách tiếp cận đã tồn tại suốt hàng ngàn năm đối với các vấn đề triết học. Khuynh hướng thứ nhất gắn liền với tên tuổi của - cha đẻ của triết học sự sống và ý chí luận. Khuynh hướng thứ hai gắn với - người khởi xướng chủ nghĩa thực chứng xã hội học. Đối với Comte các khái niệm triết học chủ đạo của siêu hình học truyền thống như vật chất tồn tại tinh thần ý thức cái phổ quát cũng như cuộc tranh luận triền miên xung quanh vấn đề tính có trước và tính có sau trong quan hệ vật chất - ý thức là mơ hồ và vô giá trị trước những đòi hỏi của sự phát triển khoa học nhận thức. Vì vậy ông chủ trương vượt qua cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm xác lập con đường

TỪ KHÓA LIÊN QUAN