tailieunhanh - Đề tài: " QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG “NAM SƠN TÙNG THOẠI” "

Ở bài viết này, tác giả đã tập trung phân tích tư tưởng của Nguyễn Đức Đạt về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật qua Nam Sơn Tùng Thoại, về tầm quan trọng của đạo đức và pháp luật đối với việc trị nước. Với Nguyễn Đức Đạt, “đức” và “nhân” phải bao hàm “pháp”; “pháp” là cái không thể bỏ nhưng cũng không phải là cái duy nhất để trị nước. Cả đạo đức lẫn pháp luật đều phải xuất phát từ “lợi dân làm gốc”, từ sự trọng dân, kính dân. Đó thực sự là. | QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN ĐỨC ĐẠT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG NAM SƠN TÙNG THOẠI MAI VŨ DŨNG Ở bài viết này tác giả đã tập trung phân tích tư tưởng của Nguyễn Đức Đạt về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật qua Nam Sơn Tùng Thoại về tầm quan trọng của đạo đức và pháp luật đối với việc trị nước. Với Nguyễn Đức Đạt đức và nhân phải bao hàm pháp pháp là cái không thể bỏ nhưng cũng không phải là cái duy nhất để trị nước. Cả đạo đức lẫn pháp luật đều phải xuất phát từ lợi dân làm gốc từ sự trọng dân kính dân. Đó thực sự là những giá trị trong tư tưởng Nguyễn Đức Đạt. Tuy nhiên do điều kiện chủ quan và khách quan tư tưởng của ông về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật không tránh khỏi một số hạn chế thậm chí cả sự bế tắc. Nam Sơn Tùng Thoại là tác phẩm chính của Nguyễn Đức Đạt. Đây là bộ sách gồm có 4 quyển với 32 thiên kể cả thiên Bình cư là lời học trò kể lại tính tình nếp sống hàng ngày của ông do học trò ghi chép lời nói của ông biên tập thành sách góp tiền khắc in và hoàn thành vào tháng 11 năm Tự Đức thứ 33 12 1880 . Trong các trước tác của Nguyễn Đức Đạt nói chung trong Nam Sơn Tùng Thoại nói riêng tư tưởng về thực chất của đạo đức không thể hiện dưới hình thức đạo đức học. Điều đó có nghĩa là ông không đặt và trả lời câu hỏi Đạo đức hay thực chất của đạo đức là gì Như tất cả các nhà Nho khác Nguyễn Đức Đạt chỉ luận chứng rằng các chuẩn mực các nguyên tắc đạo đức Nho giáo là chính đáng và có thể biện minh được. Cho dù có những quan điểm khác nhau Khổng Tử Tuân Tử Cáo Tử Mạnh Tử nhưng đã là nhà Nho thì ai cũng thừa nhận con người có bản tính. Bản tính là tính vốn có ban đầu bẩm sinh và dù muốn hay không đều tồn tại một cách phổ biến ở con người loài người. Nguyễn Đức Đạt là nhà Nho chính thống được đào tạo chính thống. Ông thi và đỗ Thám hoa được bổ nhiệm làm quan để thực thi nhân chính đức trị - những đường lối cai trị của nhà Nguyễn. Bởi vậy ông chịu sự chi phối của quan niệm Khổng Mạnh về tính thiện biểu hiện thành luân thường đạo lý với các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.