tailieunhanh - Các vấn đề về giao rừng - hưởng lợi trong giao đất giao rừng

Đây cũng là vùng đi đầu trong cả nước về việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng (GĐGR) cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn buôn, điều này đã mở ra triển vọng thu hút sự tham gia của người dân trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng gắn với phát triển sinh kế nông thôn vùng cao. Tuy nhiên trải qua hơn 10 năm thực hiện, | QUẢN LÝ RỪNG VÀ HƯỞNG LỢI TRONG GIAO ĐÂT GIAO RỪNG Nghiên cứu điểm tại Tây Nguyên . Bảo Huy Trường Đại học Tây Nguyên 1. Đặt vấn đề Tây Nguyên là nơi còn diện tích rừng tự nhiên lớn nhất nước và cũng là nơi các cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa có đời sống gắn bó với rừng. Đây cũng là vùng đi đầu trong cả nước về việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng GĐGR cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn buôn điều này đã mở ra triển vọng thu hút sự tham gia của người dân trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng gắn với phát triển sinh kế nông thôn vùng cao. Tuy nhiên trải qua hơn 10 năm thực hiện vẫn còn các vấn đề phải bàn để chính sách giao đất giao rừng thực sự hỗ trợ cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ở đây cũng như để bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Một trong những vấn đề mấu chốt là cần có cơ chế hưởng lợi từ rừng rõ ràng khả thi và cùng với nó là hệ thống thủ tục hành chính lâm nghiệp hỗ trợ có hiệu lực và người dân có thể tiếp cận được. Bài trình bày này tập trung phản ảnh phân tích vấn đề quản lý rừng tự nhiên bền vững sau khi giao và giải pháp xác lập cơ chế hưởng lợi từ rừng tự nhiên cho đối tượng nhận rừng là cộng đồng dân cư thôn làng. Dựa vào các kết quả mà tác giả đã nghiên cứu và tư vấn thực hiện các dự án liên quan đến GĐGR và quản lý rừng cộng đồng ở 4 tỉnh Tây Nguyên bao gồm i Xây dựng mô hình quản lý rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai và Bahnar tỉnh Gia Lai. UBND tỉnh Gia Lai năm 2005 ii Dự án Hỗ trợ Phổ cập và đào tạo - ETSP. Helvetas SDC 2004 - 2007 thực hiện ở tỉnh Dăk Nông iii Dự án Phát triển nông thôn Dak Lak - RDDL. GFA GTZ 2004 - 2008 thực hiện ở tỉnh Dăk Lăk iv Dự án Hỗ trợ dân làng quản lý rừng bền vững ở Tây Nguyên. JICA 2006 -2008 thực hiện ở tỉnh Kon Tum. 2. Vấn đề quản lý rừng bền vững sau khi giao Vấn đề quản lý rừng và sử dụng các sản phẩm rừng là có tính đặc thù cao trong đó quản lý bảo vệ rừng liên quan đến hệ thống luật pháp và thủ tục hành chính và sử dụng buôn bán các sản phẩm rừng đòi hỏi có sự

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.