tailieunhanh - Lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và R. Kellogg

Thuật ngữ “điểm nhìn”(1) đã trở nên quen thuộc trong nghiên cứu văn học nói chung và nghiên cứu tự sự học nói riêng, tuy nhiên tầm quan trọng, vị trí và vai trò của nó trong việc tạo dựng, xác lập mô hình cấu trúc tác phẩm, sự chi phối của điểm nhìn trong nghệ thuật kể chuyện đến mức độ nào thì vẫn là một vấn đề còn gây nhiều tranh luận khá gay gắt. Manh nha từ đầu thế kỷ XX, vấn đề điểm nhìn tuy không còn quá quan trọng trong các cuộc thảo luận ở. | Lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và R. Kellogg Thuật ngữ điểm nhìn 1 đã trở nên quen thuộc trong nghiên cứu văn học nói chung và nghiên cứu tự sự học nói riêng tuy nhiên tầm quan trọng vị trí và vai trò của nó trong việc tạo dựng xác lập mô hình cấu trúc tác phẩm sự chi phối của điểm nhìn trong nghệ thuật kể chuyện đến mức độ nào thì vẫn là một vấn đề còn gây nhiều tranh luận khá gay gắt. Manh nha từ đầu thế kỷ XX vấn đề điểm nhìn tuy không còn quá quan trọng trong các cuộc thảo luận ở phương Tây 2 hiện nay nhưng nó lại trở thành một phần hiển nhiên không thể thiếu của nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện. Trong các chuyên luận bàn về kỹ thuật thủ pháp kể chuyện hầu hết các tác giả đều sử dụng điểm nhìn như một khái niệm công cụ cơ bản nhằm xác lập các mô hình truyện kể hoặc ít nhất dành riêng một chương điểm nhìn trong kết cấu của công trình. Hiểu một cách đơn giản nhất điểm nhìn chính là một mánh khoé thuộc về kỹ thuật một phương tiện để chúng ta có thể tiến đến cái đích tham vọng nhất sức quyến rũ của truyện kể. Và dù có sử dụng cách thức nào phương pháp hay kỹ thuật nào thì mục đích cuối cùng của người sáng tạo cũng chỉ là mê hoặc độc giả buộc anh ta phải đọc. Trước hết cần phải xác định rõ rằng điểm nhìn là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật chứ không phải là bản thân cấu trúc đó. Cấu trúc nghệ thuật vốn là hằng số không đổi của những quan hệ của các yếu tố nghệ thuật được lựa chọn để đưa vào tác phẩm. Điểm nhìn nghệ thuật chiếu cái nhìn vào các yếu tố được lựa chọn thêm bớt hoặc nhấn mạnh và chỉ được suy ra từ cái nhìn tổng thể đối với tác phẩm nghệ thuật theo yêu cầu của người tiếp nhận. Khi Henry James trong Nghệ thuật văn xuôi 1884 xác lập điểm nhìn chính là mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như một hành vi mang tính bản thể hoặc một cấu trúc hoàn chỉnh tự trị đối với cá nhân nhà văn 3 và Điểm nhìn là sự lựa chọn cự li trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN