tailieunhanh - Hồi kí và bút kí thời kì đổi mới Phần 2

Cùng với những suy tư về “người văn”, chúng ta bắt gặp thường xuyên trong hồi ký bút ký thời kỳ Đổi mới những chiêm nghiệm về nghề văn, về nghiệp văn | Hồi kí và bút kí thời kì đổi mới Phần 2 Cùng với những suy tư về người văn chúng ta bắt gặp thường xuyên trong hồi ký -bút ký thời kỳ Đổi mới những chiêm nghiệm về nghề văn về nghiệp văn. Trong Tản mạn trước đèn 2005 của Đỗ Chu người đọc có thể cảm nhận sâu sắc nỗi ưu tư lớn của tác giả về con đường mà chính ông cũng đang là người bộ hành can đảm và cô độc. Chứng kiến những đổi thay dữ dội của một thời kỳ sáng tác mới nơi các giá trị còn lẫn lộn và chưa kịp định hình Đỗ Chu muốn đặt lại và tái khẳng định vấn đề trách nhiệm của nhà văn đối với vận mệnh đất nước bản lĩnh văn hoá của người viết sự cô đơn của nghệ sĩ trên hành trình đi tìm cái đẹp sự tỉnh táo cần thiết của một nhà văn giữa muôn nẻo đường sáng tạo để làm sao thoát khỏi mê lầm 6 . Đi đến tận cùng tâm thức của nhà văn vẫn là nỗi đau đáu về đạo của người cầm bút như một thứ thập tự giá mà họ phải và được mang trong cuộc đời Để có những trang sách hay là cả một cuộc lên đường đầy gian nan có khi vất vưởng suốt đời mà tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Người xưa xem văn là một thứ đạo cũng bởi lẽ đó 7 Với tất cả sự phong phú của nội dung sự đột phá trong cảm quan về hiện thực thể loại bút ký - hồi ký thời kỳ Đổi mới cũng đã mang đến những cách tân đáng ghi nhận trong nghệ thuật thể hiện và thi pháp thể loại. Đến đây mỗi tiểu loại hồi ký và bút ký lại thể hiện một ưu thế và một sức mạnh khác nhau trong phương thức tái hiện cuộc sống. Hồi kí là một thể quan trọng trong kí tự sự. Nó ghi lại diễn biến của câu chuyện và nhân vật theo diễn biến của thời gian qua dòng hồi tưởng. Hồi ký có đặc điểm là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc kể lại những sự việc trong quá khứ. Hồi ký đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thật của câu chuyện sự việc số liệu thời gian địa điểm phải chính xác. Đó có thể là một câu chuyện mà tác giả tham dự và chứng kiến hoặc cũng có thể lấy chất liệu từ chính cuộc đời mình làm đối tượng khai thác như trong Bốn mươi năm nói láo - Vũ Bằng Cát bụi chân ai - Tô Hoài. Những năm cuối thế kỷ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN