tailieunhanh - Nghiên cứu khoa học " Vì sao chính sách về quyền hưởng lợi từ rừng của hộ gia đình, cá nhân (quyết định 178) chậm đi vào cuộc sống? "
Rừng là môi trường sống quen thuộc từ lâu đời đối với ngươì dân miền núi, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số. Cho đến nay ở nhiều vùng, đời sống của đồng bào còn phụ thuộc rất nhiều vào rừng, từ đất làm nương rãy, gỗ làm nhà, thực phẩm, cây thuốc chữa đã đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế tự cấp tự túc của họ. Ngoài ra rừng còn là một bộ phận văn hóa tâm linh của đồng bào, như nhà văn Nguyên Ngọc đã phát hiện về văn. | Vì sao chính sách về quyền hưởng lợi từ rừng của hộ gia đình cá nhân quyết định 178 chậm đi vào cuộc sống Vũ Long Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Rừng là môi trường sống quen thuộc từ lâu đời đối với ngươì dân miền núi nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số. Cho đến nay ở nhiều vùng đời sống của đồng bào còn phụ thuộc rất nhiều vào rừng từ đất làm nương rãy gỗ làm nhà thực phẩm cây thuốc chữa đã đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế tự cấp tự túc của họ. Ngoài ra rừng còn là một bộ phận văn hóa tâm linh của đồng bào như nhà văn Nguyên Ngọc đã phát hiện về văn hóa rừng của đồng bào Tây Nguyên. Nhân dân miền núi theo quan niệm của mình đã từng tạo lập ra cách quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên trên lãnh địa sinh sống quan trọng nhất là rừng núi đất đai đã tồn tại qua nhiều thế hệ và dư âm còn tồn tại đến ngày nay Chính sách giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân đã được thực hiện rộng rãi ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa tạo ra động lực để nhân dân miền núi gắn bó với rừng và đất lâm nghiệp như khi được giao ruộng đất . 1 Chương trình 327 có chính sách giao khoán bảo vệ rừng ha năm đã được nhân dân miền núi hưởng ứng rộng rãi vì tăng thêm thu nhập cho đồng bào tuy không nhiều. Nhưng do nguồn vốn ngân sách có hạn nên diện tích rừng khóan không nhiều không thỏa mãn nhu cầu của dân chỉ một số gia đình được nhận khoán. Diện tích rừng được cấp kinh phí giao khoán bảo vệ rừng hàng năm khoảng hơn 1 triệu ha nhưng diện tích rừng cần bảo vệ lên gần 8 triệu ha . Mặt khác nhận khoán vẫn là bảo vệ rừng thuê cho Nhà nước khi nào dự án cắt khoán thì người dân không còn quyền lợi gì rừng lại trở thành vô chủ. Khi chuyển sang dự án 5 triệu ha rừng chính sách khoán bảo vệ rừng đặc dụng rừng phòng hộ rất xung yếu vẫn tiếp tục được thực hiện nhưng có thời hạn không quá 5 năm kinh phí khoán bảo vệ rừng cũng không tăng lên. Nhằm tạo động lực kinh tế khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng và làm cho thu nhập từ rừng trở thành một nguồn
đang nạp các trang xem trước