tailieunhanh - Nghiên cứu khoa học " MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG Ở VIỆT NAM "
Tiềm năng, cơ hội và thách thức Việt Nam với 2/3 diện tích là vùng đồi núi, đây là nơi sinh sống của hơn 24 triệu đồng bào thuộc 54 dân tộc, đặc biệt là cộng đồng các dân tộc ít người mà cuộc sống của họ luôn gắn bó mật thiết với đất đai, rừng núi, đây cũng là nơi hoạt động chủ yếu của ngành lâm nghiệp, vì vậy, việc xã hội hoá ngành lâm nghiệp không chỉ là một yêu cầu thực tế khách quan của Việt Nam mà nó còn phù hợp với xu thế. | MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Hồng Quân Phạm Xuân Phương Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam - Tiềm năng cơ hội và thách thức Việt Nam với 2 3 diện tích là vùng đồi núi đây là nơi sinh sống của hơn 24 triệu đồng bào thuộc 54 dân tộc đặc biệt là cộng đồng các dân tộc ít người mà cuộc sống của họ luôn gắn bó mật thiết với đất đai rừng núi đây cũng là nơi hoạt động chủ yếu của ngành lâm nghiệp vì vậy việc xã hội hoá ngành lâm nghiệp không chỉ là một yêu cầu thực tế khách quan của Việt Nam mà nó còn phù hợp với xu thế phát triển nghề rừng trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển. Quá trình chuyển hướng mang tính chiến lược của ngành lâm nghiệp từ lâm nghiệp thuần tuý nhà nước sang lâm nghiệp nhân dân - lâm nghiệp xã hội xã hội hoá ngành lâm nghiệp được thực hiện từ hơn 15 năm trở lại đây đã tạo ra nhiều nhân tố tích cực mới đa dạng hoá các hình thức quản lý và phương thức tiếp cận mới đối với quản lý tài nguyên rừng. Qua đó ngoài lâm nghiệp quốc doanh còn phát huy được vai trò của các thành phần kinh tế khác đặc biệt là cộng đồng và hộ gia đình tham gia quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng. Tuy nhiên trong quá trình chuyển hướng này lâm nghiệp cộng đồng LNCĐ mới chỉ dừng ở bước thí điểm và chưa được pháp lý công nhận cho đến ngày 3 tháng 12 năm 2004 Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội chính thức thông qua mới công nhận cộng đồng là một chủ thể được giao rừng với các quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể tại các điều 29 và 30. Đây là một chủ trương đúng đắn tăng cường xã hội hoá nghề rừng tạo thêm sức mạnh cho việc quản lý và phát triển vốn rừng góp phần ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi bảo đảm an ninh chính trị và quốc phòng. Để đạt được kết quả trên thời gian qua ngành và các dự án quốc tế đã tiến hành rất nhiều công trình nghiên cứu xây dựng nhiều mô hình thí điểm tổ chức nhiều cuộc hội thảo thông tin quảng bá về lâm nghiệp cộng đồng. Tuy nhiên nay luật đã ra .
đang nạp các trang xem trước