tailieunhanh - Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương IV (tiếp theo)
1. Ở thôn quê Cảnh nghèo của nông dân – Các phương pháp canh tác – Gặt - Trà – Rau và cây ăn trái – Tính khắc khổ, kiên nhẫn của nông dân Tất cả nền văn học cực đa dạng của Trung Hoa, tất cả những tư tưởng tế nhị của họ và tất cả những cái tô điểm đời sống của họ đều nhờ đất đai | Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG IV - 2 III. ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY 1. Ở thôn quê Cảnh nghèo của nông dân - Các phương pháp canh tác - Gặt - Trà - Rau và cây ăn trái - Tính khắc khổ kiên nhẫn của nông dân Tất cả nền văn học cực đa dạng của Trung Hoa tất cả những tư tưởng tế nhị của họ và tất cả những cái tô điểm đời sống của họ đều nhờ đất đai phì nhiêu của họ cả. Nói như vầy có lẽ đúng hơn nhờ sức lao động của họ vì sự phì nhiêu của đất đai là nhờ sức người chứ không phải tự nhiên mà có. Trong nhiều thế kỉ những người sống đầu tiên sống trên đất Trung Hoa đã phải chiến đấu với rừng rú với thú dữ sâu bọ lụt lội hạn hán với muối phèn và băng giá rồi mới biến đổi được những miền hoang vu mênh mông ấy thành ruộng vườn tươi tốt. Cuộc chinh phục thiên nhiên cứ phải diễn lại hoài chỉ đốn rừng bậy bạ trong một thế kỉ là một miền biến thành sa mạc 1 chỉ vài năm bỏ bê là đồng biến thành rừng rậm. Cuộc chiến đấu khó nhọc và nguy hiểm lúc nào các rợ ở chung quanh cũng có thể xâm lăng chiếm các miền khó nhọc lắm mới khai phá xong. Chính vì vậy mà nông dân không sống trong những trại cách xa nhau mà ngay từ buổi đầu đã tụ họp nhau thành xóm nhỏ đắp một bức tường chung quanh ban ngày ra đồng làm ruộng có khi ngủ trọn đêm ở ngoài đồng để canh trộm nữa. Phương pháp canh tác của họ rất giản dị ngày nay cũng không khác ngày xưa bao nhiêu. Đôi khi họ dùng cày - mới đầu bằng gỗ rồi bằng đá sau cùng bằng sắt - nhưng thường thường họ xới đất rất kĩ bằng cây cuốc. Họ bón ruộng bằng đủ các thứ phân họ kiếm được kể cả phân người phân chó. Từ một thời rất xa xăm họ đã đào rất nhiều kinh dẫn nước sông vào ruộng kê họ đào cả qua miền núi đá những đường nước sâu để tìm một ngọn suối ngầm rồi dẫn nó tới một cánh đồng khô cạn. Họ không biết cách luân canh năm này trồng giống này năm sau trồng giống khác không biết phân nhân tạo nhiều khi không có cả trâu bò mà cũng làm được hai hay ba mùa mỗi năm - trên một nửa đất đai trồng trọt được của họ - và họ đã bắt đất .
đang nạp các trang xem trước