tailieunhanh - Nghiên cứu khoa học " Xây dựng Mô Hình rừng trồng thông nhựa ( Pinus merkusii) có sản lượng nhựa cao mã "

Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh et de Vriese) là loài thông nhiệt đới, có khả năng sinh trưởng và phát triển trên vùng lập địa nghèo xấu bị thoái hoá. ở nước ta, Thông nhựa được chọn là một trong số những loài cây trồng rừng chính trên đất đồi trọc của vùng thấp từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế và một số diện tích ở Tây Nguyên. Ngoài khả năng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường, làm đẹp cảnh quan, cung cấp gỗ, củi, Thông nhựa còn cung cấp một lượng nhựa khá. | XÂy DỤNG MÔ HÌNH RÙNG TRONG THÔNG NHỤA PINUS MERKUSII có SẢN LƯỢNG NHỤA CAO MÃ số LN 03 96 1996-2005 Hoàng Minh Giám Viện KHLN Việt Nam 1. Mở đầu Thông nhựa Pinus merkusii Jungh et de Vriese là loài thông nhiệt đới có khả nâng sinh trưởng và phát triển trên vùng lập địa nghèo xấu bị thoái hoá. Ở nước ta Thông nhựa được chọn là một trong số những loài cây trổng rừng chính trên đất đổi trọc của vùng thấp từ Quảng Ninh đêh Thừa Thiên Huế và một số diện tích ở Tây Nguyên. Ngoài khả nâng phủ xanh đất trống đổi núi trọc cải thiện môi trường làm đẹp cảnh quan cung cấp gỗ củi Thông nhựa còn cung cấp một lượng nhựa khá lớn cho công nghiệp là loài thông cho nhựa nhiều và tốt nhất trong những loài thông hiện có ở nước ta. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc trổng rừng Thông nhựa là để khai thác nhựa song hiện nay hầu hết các diện tích đã trổng lại nhằm mục đích chủ yêu là để phủ xanh đất trống đổi núi trọc chống xói mòn rửa trôi và cung cấp gỗ củi cho nhu cầu cuộc sống con người. Những diện tích này chủ yêu trổng quảng canh hoặc chỉ thâm canh ở từng công đoạn do đó nâng suất nhựa thấp cần phải tác động bằng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh để nâng cao nâng suất nhựa. Hơn nữa theo chương trình hành động từ nay đến nâm 2010 của ngành Lâm nghiệp diện tích gây trổng hàng nâm loài cây này khoảng 9200 ha nâm điều đó cho thấy Thông nhựa là loài cây được Nhà nước rất quan tâm. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu bổ sung thêm cơ sở khoa học để đưa diện tích này trổng thâm canh theo hướng tâng sản lượng nhựa khi rừng đến tuổi khai thác nhựa mới có thể cho nâng suất cao và ổn định. Do vậy đề tài Xây dựng mô hình trồng rừng Thông nhựa có sản lượng nhựa cao là cần thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp sinh thái thực nghiệm bố trí thí nghiệm ngoài hiện trường kết hợp với phương pháp phân tích trong phòng xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học. - Kế thừa có chọn lọc số liệu của các tác giả đi trước kết hợp thu thập số liệu bổ sung ngoài hiện trường. - Phân tích

TỪ KHÓA LIÊN QUAN