tailieunhanh - Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến gỗ rừng trồng "

Trong những năm vừa qua, n-ớc ta đã và đang triển khai nhiều ch-ơng trình trồng rừng với các loài cây mọc nhanh đ-ợc nhập nội và cây bản địa. Một số loài cây đ-ợc gây trồng chủ yếu bao gồm: bạch đàn, keo, thông , tràm, bồ đề, mỡ, hông Hiện nay, gỗ khai thác từ rừng trồng đang dần trở thành nguồn nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến gỗ. Với sự thay đổi đối t-ợng nguyên liệu từ gỗ rừng tự nhiên sang gỗ rừng trồng, ngành chế biến gỗ ở Việt Nam hiện đang tập. | NGHIÊN cứu TẠO THUOC CHốNG Mốc CHO LÂM SẢN Lê Duy Phương Phòng NC Bảo quản Lâm sản 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Do điều kiện khí hậu đặc thù của Việt Nam sinh vật hại lâm sản nói chung và nấm hại lâm sản nói riêng phát triển rất mạnh. Do đó công tác bảo quản lâm sản cũng như phòng chống nấm mốc mục cho sản phẩm gỗ và lâm sản luôn được quan tâm trong quá trình sản xuất cũng như sử dụng. Tuy nhiên do nhiều lý do chủ quan và khách quan mà những nghiên cứu về thuốc bảo quản lâm sản phòng chống mốc cũng như chủng loại thuốc bảo quản lâm sản chống mốc còn ở mức độ hạn chế. Cho đến năm 1998 phòng Nghiên cứu Bảo quản Lâm sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam mới chính thức đăng ký 13 loại thuốc bảo quản lâm sản trong đó có thuốc XM5 PPB là những loại thuốc bảo quản có khả năng phòng chống nấm cao. Vì lý do ảnh hưởng đến màu sắc của lâm sản sau khi tẩm mà XM5 ít được sử dụng làm thuốc chống nấm cho sản phẩm lâm sản sử dụng làm hàng thủ công mỹ nghệ và đồ mộc gia dụng. Còn PBB năm 2002 đã bị cấm sử dụng theo quyết định về bảo vệ môi trường và an toàn cho sức khỏe của con người do Cục Bảo vệ Thực vật Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành do có thành phần pentaclorophenolat natri một thành phần không được phép sử dụng ở Việt Nam từ năm 2002. Để thay thế vào thiếu hụt này đáp ứng nhu cầu của thực tế sản xuất cần phải có những nghiên cứu tạo ra loại thuốc chống nấm mốc mới thay thế với thành phần thuốc không nằm trong danh mục hoá chất cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam đề tài Nghiên cứu tạo thuốc chống mốc cho lâm sản được hình thành và thực hiện. Do điều kiện có hạn đề tài này chỉ quan tâm nghiên cứu tuyển chọn thuốc chống mốc dựa trên nền tảng những nghiên cứu trước đây và những hoá chất là muối vô cơ sẵn có trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của sản xuất - hiệu quả dễ sử dụng dễ kiếm giá thành hạ. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Áp dụng quy trình khảo nghiệm hiệu lực thuốc BQLS đối với nấm do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam xây dựng thành Tiêu chuẩn Ngành . Dụng cụ thiết bị cơ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN