tailieunhanh - NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ KINH TẾ NÓI CHUNG VÀ ĐỊA LÝ KINH TẾ VIỆT NAM NÓI RIÊNG

Tham khảo bài viết 'nghiên cứu địa lý kinh tế nói chung và địa lý kinh tế việt nam nói riêng', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ KINH TẾ NÓI CHUNG VÀ ĐỊA LÝ KINH TẾ VIỆT NAM NÓI RIÊNG Trả lời ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Thời gian và không gian là hai hình thức tồn tại cơ bản của vật chất. Mọi quá trình mọi hiện tượng đều diễn biến theo thời gian và trong một không gian nhất định. Các quá trình hiện tượng kinh tế xã hội cũng vậy. Chúng hình thành tồn tại và phát triển dưới hai hình thức cơ bản nói trên. Các quá trình kinh tế xã hội được biểu diễn dưới hình thức không gian bằng các hệ thống lãnh thổ kinh tế xã hội rất đa dạng ngày càng phức tạp. Tuỳ theo chức năng hoạt động phát triể n của con người hình thành và hoạt động các hệ thống lãnh thổ các ngành sản xuất và kinh doanh các hệ thống lãnh thổ các ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế xã hội các hệ thống quần cư phân bố dân cư hệ thống đô thị hệ thống các trung tâm đầu mối và vùng công nghiệp hệ thống các vùng kinh tế. Mỗi một hệ thống như vậy đều có lịch sử hình thành tiềm năng và nguồn lực bên trong cơ cấu tổ chức các mối liên hệ bên trong và bên ngoài của mình thường có một hạt nhân trung tâm và ranh giới nhất định. Địa lý kinh tế là một môn khoa học xã hội nghiên cứu các hệ thống lãnh thổ kinh tế xã hội nhằm rút ra những đặc điểm và quy luật hình thành và hoạt động của chúng để vận dụng vào tổ chức không gian lãnh thổ tối ưu các hoạt động kinh tế xã hội trong thực tiễn. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Địa lý kinh tế là một môn kinh tế mang tính tổng hợp cao cho nên nghiên cứu địa lý kinh tế có những đóng góp rất quan trọng về mặt lý luận phương pháp luận phương pháp cũng như thực tiễn tổ chức không gian kinh tế xã hội. Trong giai đoạn hiện nay Địa lý kinh tế Việt Nam tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chiến lược cho các vấn đề chủ yếu sau đây 1. Đánh giá thực trạng và định hướng phát triể n phân công lao động xã hội theo lãnh thổ của Việt Nam khả năng hội nhập của Việt Nam vào tiến trình phân công lao động khu vực và quốc tế. 2. Hoạch định chính sách và chiến lược quốc gia về phát triể n kinh tế xã hội theo lãnh thổ theo .