tailieunhanh - Đề cương ôn triết học
Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của. | 1 ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC 1 2 CÂU 1 Triết học là gì Các cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học 1. Khái niệm triết học Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung của xã hội loài người của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Khái quát lại có thể hiểu Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới về vị trí vai trò của con người trong thế giới ấy. - Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội xét cho cùng đều bị các quan hệ kinh tế của xã hội quy định. Dù ở xã hội nào triết học bao giờ cùng gồm hai yếu tốt Yếu tố nhận thức - sự hiểu biết về thế giới xung quanh trong đó có con người Yếu tố nhân định - đánh giá về mặt đạo lý - Triết học đã ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở phương Tây và trong thời kỳ chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến phương Đông gắn liền với sự phân công lao động xã hội - tách lao động trí óc ra khỏi lao động chân tay sau lần phân công lao động thứ 2 - Phù hợp với trình độ phát triển thấp ở các giai đoạn đầu tiên của lịch sử loài người triết học ra đời với tính cách là một khoa học tổng hợp các tri thức của con người về hiện thực xung quanh và bản thân mình. Sau đó do sự phát triển của thực tiễn xã hội và của quá trình tích luỹ tri thức đã diễn ra quá trình tách các khoa học ra khỏi triết học thành các khoa học độc lập. Triết học với tính cách là khoa học nên nó có đối tượng và nhiệm vụ nhận thức riêng của mình nó là hệ thống những quan niệm quan điểm có tính chất chỉnh thể về thế giới về các quá trình vật vất và tinh thần và mối liên hệ giữa chúng về nhận thức và cải biến thế giới 2. Vấn đề cơ bản của triết học - Theo Ăng-ghen Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học đặc biệt là của triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy .
đang nạp các trang xem trước