tailieunhanh - Cấu trúc tiết vị T

Tham khảo tài liệu 'cấu trúc tiết vị t', khoa học xã hội, ngôn ngữ học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Cấu trúc tiết vị Theo lí thuyết về cấu trúc tôn ti của một hệ thống ngôn ngữ âm vị là cơ sở của cấp độ âm vị học - cấp độ thấp nhất của hệ thống. Người ta không thể lấy âm tiết làm đơn vị xuất phát cho phân tích âm vị bởi vì âm là đơn vị của lời nói đơn vị ngữ âm học còn âm vị lại là đơn vị của hệ thống ngôn ngữ đơn vị của âm vị học. Không thể lấy một đơn vị của lời nói để phân tích ra một đơn vị của ngôn ngữ x. Phân biệt ngữ âm học và âm vị học . Chính vì điều này mà Cao Xuân Hạo đã có một phản ứng rất cực đoan trong cuốn Âm vị học và tuyến tính. Ông cho rằng không thể phân tích ra được âm vị tiếng Việt vì trong âm tiết các âm vị đã hoà lẫn vào nhau mà không có tính chất chiết đoạn. Đây là một quan niệm học thuật rất độc đáo và có nhiều khả năng là đúng. Tuy nhiên chúng ta không theo quan niệm này bởi vì trong cấu trúc hệ thống của chúng ta tương ứng như tình hình các ngôn ngữ Ấn-Âu trên cấp độ âm vị học là cấp độ từ pháp học với đơn vị cơ sở là các hình vị. Âm vị tổ hợp nên các hình vị và vì vậy hình vị sẽ được tách ra thành các âm vị. Trong tiếng Việt hình vị là các tiết vị syllabemes . Do đặc điểm đơn lập mà các yếu tố hình thái học của tiếng Việt yếu tố cấu tạo từ hình vị các đơn vị cơ sở của từ pháp học. nằm gọn trong một vỏ âm tiết. Nghĩa là ranh giới của âm tiết tự nhiên trong lời nói bình thường trùng làm một với ranh giới các đơn vị hình thái học để cấu trúc từ . Chính vì đặc điểm thứ hai này mà tiếng Việt ngoài thuộc tính đơn lập về mặt loại hình còn có đặc điểm là ngôn ngữ phân tích tính các âm tiết được phát âm rời ra khỏi nhau không có âm tiết nào chồng lên âm tiết nào . Bằng chứng để khẳng định rằng các tiết vị là đơn vị ngôn ngữ nằm ở chỗ Nếu theo cấu trúc âm tiết do Đoàn Thiện Thuật và Cao Xuân Hạo đưa ra thì chúng ta có thể tính ra số lượng các âm tiết của tiếng Việt là C1 w V C1 T 23 x 2 x 16 x 8 x6 35328 âm tiết khả năng Tuy nhiên trong thực tế theo luận án của Trần Thị Minh Phương 1991 Dùng thuyết Tâm và Biên cho khảo sát âm vị học tiếng Việt .