tailieunhanh - Nguồn gốc và cấu trúc các thuật ngữ Khí tượng Thủy văn Anh Việt

“Khí tượng là ngành khoa học nghiên cứu bầu khí quyển và các hiện tượng diễn ra trong bầu khí quyển của Trái Đất” [ 69]. Việc nghiên cứu bầu khí quyển và các hiện tượng diễn ra trong bầu khí quyển là nhiệm vụ của Khí tượng học. Vậy nên các thuật ngữ nói về các hiện tượng khí quyển như storm (bão), hurricane (bão nhiệt đới), squall (gió giật), các thuật ngữ nói về bầu khí quyển như troposphere (tầng đối lưu), stratosphere (tầng bình lưu) và các đặc điểm của các tầng khí quyển như air motion (sự chuyển. | Khi những tiếng thông thường trong tiếng Việt không đủ đảm bảo mức chính xác và ngắn gọn của thuật ngữ thì ta có thể mượn yếu tố của ngôn ngữ khác. Trước tiên là mượn yếu tố Hán Việt. Thí dụ: Hydraulic gradient: gradien thuỷ lực/ độ chênh lệch thuỷ lực. Ta không thể dịch thuật ngữ trên thành sự khác nhau về mức độ sức nước từ vùng này tới vùng khác. Điều này khiến cho thuật ngữ rườm rà, không ngắn gọn, không dễ hiểu. Việc mượn yếu tố Hán Việt cũng là một cách góp phần làm giàu vốn thuật ngữ của dân tộc ta, tránh được các hiện tượng đơn điệu nghèo nàn, biết vận dụng linh hoạt các yếu tố bên ngoài để đặt thuật ngữ. Hơn nữa tiếng Hán cũng giống tiếng Việt nên khi đưa vào tiếng Việt được phát âm theo âm Hán Việt. Trong vốn từ tiếng Việt chung hiện nay có khoảng 60% - 70% là từ Hán Việt mà phần lớn là các thuật ngữ khoa học (Theo số liệu thống kê của Lưu Vân Lăng [23]). Những thuật ngữ mang yếu tố Hán Việt thường ngắn gọn, có độ chính xác cao. Trong lĩnh vực KTTV, số lượng thuật ngữ là từ Hán Việt còn cao hơn nhiều. Dựa vào Từ điển từ Hán Việt (Phan Văn Các [3]) và Từ điển từ và ngữ Hán Việt (Nguyễn Lân [20]), chúng tôi khảo sát 2035 thuật ngữ KTTV tiếng Việt và kết quả cho thấy hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt chủ yếu là từ Hán Việt, gồm 1799 thuật ngữ chiếm 88,40%. Thuật ngữ là từ Hán Việt có các mô hình sau đây:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN