tailieunhanh - Nghĩa của từ trong hoạt động ngôn ngữ

Khi phân tích nghĩa của từ, chúng ta đã tạm thời cô lập hoá hai bình diện ngôn ngữ và lời nói để xem xét nghĩa của từ trong ngôn ngữ như một hệ thống tĩnh. Còn một vấn đề nữa là trong hoạt động ngôn ngữ thì về phương diện nghĩa, từ sẽ như thế nào? Tuy ngôn ngữ và lời nói không tách biệt nhau, nhưng về nguyên tắc nghiên cứu, nhiều khi sự cô lập hoá tạm thời như vậy vẫn là cần thiết và hữu ích. 1. Khi từ đi vào hoạt động ngôn ngữ, nghĩa. | Nghĩa của từ trong hoạt động ngôn ngữ Khi phân tích nghĩa của từ chúng ta đã tạm thời cô lập hoá hai bình diện ngôn ngữ và lời nói để xem xét nghĩa của từ trong ngôn ngữ như một hệ thống tĩnh. Còn một vấn đề nữa là trong hoạt động ngôn ngữ thì về phương diện nghĩa từ sẽ như thế nào Tuy ngôn ngữ và lời nói không tách biệt nhau nhưng về nguyên tắc nghiên cứu nhiều khi sự cô lập hoá tạm thời như vậy vẫn là cần thiết và hữu ích. 1. Khi từ đi vào hoạt động ngôn ngữ nghĩa của nó được hiện thực hoá cụ thể hoá và được xác định. Lúc đó các thành phần nghĩa trong cơ cấu nghĩa của từ sẽ giảm dần tính trừu tượng và khái quát đến mức tổi thiểu để đạt tới tính xác định tính cụ thể ở mức tối đa. Ví dụ từ chân trong tiếng Việt với tư cách là đơn vị của ngôn ngữ có 6 nghĩa khác nhau theo Từ điển tiếng Việt. H. 1988 . Cơ cấu đó đã được xây dựng nên một cách khái quát và khi nhận thức từ này dưới dạng một từ của ngôn ngữ từ từ điển thì người ta hướng đến nó như một cái nhìn tổng thể chung. Chỉ khi nào đi vào những phát ngôn cụ thể như - Mong cho chân cứng đá mềm. - Chân đi chữ bát mắt thì hướng thiên. . thì một trong 6 nghĩa của từ này mới được bộc lộ được cụ thể hoá và được xác định. Chính vì không bị ràng buộc cố định vào một hoặc một phạm vi sự vật nào đó nên các đơn vị từ ngữ mới có được khả năng hoạt động rộng rãi và trở nên có tính khái quát cao để rồi khi đi vào hoạt động trong văn bản mới trở thành cụ thể và xác định. 2. Mặt khác cũng trong hoạt động ngôn ngữ đồng thời với sự giảm thiểu tính khái quát thì từ lại có thể được gia tăng những sắc thái mới nội dung mới do chính sự vật mà nó biểu thị đem lại. Chẳng hạn xét các từ máu lửa rũ bùn trong câu Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng loà . Nguyễn Đình Thi Ở đây các từ nêu trên không chỉ đơn thuần mang các nội dung ngữ nghĩa vốn có của chúng nữa. Chúng đã mang những sắc thái mới sắc thái bổ sung m à chỉ trong những bối cảnh sử dụng như ở diễn từ discourse này mới có được. Các biểu vật máu lửa bùn . không phải chỉ là