tailieunhanh - Báo cáo " Bàn về văn hóa cộng đồng "

Bài nghiên cứu này nhằm đóng góp phần thảo luận về thuật ngữ “ văn hóa cộng đồng”. Đay là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong nghiên cứu về các loại cộng đồng khác nhau tinồn tinại trong lịch sử cũng như trong các xã hội hiện đại. Trước hết tác giả điểm lại những cách định nghĩa khái niệm nói trên được sử dụng trong những nghiên cứu về cộng đồng của giới học giả Việt Nam và nước ngoài. Sau đó tác giả đề xuất cách định nghĩa khái niệm : “ văn hóa cộng. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 2010 121-132 Bàn về văn hóa cộng đồng Phạm Hồng Tung Đợì học Quốc gia Hà Hội ỉ44 Xuân Thủy cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 10 tháng 01 năm 1010 Tóm tắt. Bài nghiên cứu này nhằm góp phần thảo luận về thuật ngữ văn hóa cộng đồng . Đây là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong nghiên cứu về các loại cộng đồng khác nhau tồn tại trong lịch sử cũng như trong các xã hội hiện đại. Trước hết tác giả điểm lại những cách định nghĩa khái nỉệm nói trên được sử dụng trong những nghiên cứu về cộng đồng của gỉớỉ học giả Việt Nam và nước ngoài. Sau đó tác già đề xuất cách định nghĩa khái niệm văn hóa cộng đồng của riêng mình. Dựa trên quan điểm ràng văn hóa cộng đồng chính là văn hóa ứng xử của cộng đồng tác giả đã cố gắng làm rõ một số thành tố quan trọng nhất cùa văn hóa cộng đong như qui tắc ửng xử tiêu chí ứng xử mô thức ứng xử vv. 1. Bản chất và khái niệm và cách tiếp cận Có nhiều loại và nhiều dạng thức cộng đồng người đã và đang tồn tại trong xã hội loài người. Những loại và dạrig thức cộng đồng đó không chỉ khác nhau về bân sắc hình thức tổ chức nguyên tắc vận hành mà còn đóng những vai trò khác nhau trong đời sống con người. Hơn nữa những loại hình và dạng thức khác nhau vô cùng phong phú đó của cộng đồng lại không chỉ tồn tại bên cạnh nhau mà còn lồng ghép đan xen tích hợp vào trong nhau với những mối tương tác đa chiều và phức tạp. Nhưng cho dù khác nhau đến đầu thì những loại hình và dạng thức cộng đồng đó đều có một điểm chung sức cố kết và bản sắc của cộng đồng - hay nói cách khác là sức sống của các cộng đồng đó đều dựa trên cường độ của ý thức cộng đồng sense of community . iTei. 84-913004068 E-mail tungph@ Tiếp cận cộng đồng chủ yếu từ góc độ tâm lý học . McMillan và D. M. Chavis cho rang ý thức cộng đồng dựa trên cơ sờ cùa bốn yếu tố 1 tư cách thành viên membership 2 ảnh hưởng influence 3 sự hội nhập và sự đáp ứng các yêu cầu integration and fulfillment of needs và 4 sự gắn bó chia sẻ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN