tailieunhanh - Báo cáo " So sánh cách biểu đạt ý nghĩa bị động trong hai ngôn ngữ: Pháp và Việt "

Kết quả nghiên cứu t-rên lý thuyết cũng như khảo sát ngữ liệu cho thấy ở cả hai ngôn ngữ Pháp và Việt đều có những phương tiện biểu đạt ý nghĩa bị động với những đặc thù riêng của mỗi ngôn ngữ. Việc thể hiện ý nghĩa bị động trong tiếng Pháp phổ biến hơn trong tiếng Việt. Tuy nhiên, lối nói tiếp thụ-bị động hay nói cách khác là việc xử dụng các cấu trúc để biểu đạt ý nghĩa bị động đang có xu hướng gia tăng trong tiếng Việt và đi kèm với xu hướng. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Xã hội và Nhân văn 23 2007 247-261 So sánh cách biểu đạt ý nghĩa bị động trong hai ngôn ngữ Pháp và Việt Đinh Hồng Vân Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp Trường Đại học Ngoại ngữ ĐHQGHN Phạm Văn Đồng Cầu Giây Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 10 tháng 11 năm 2007 Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu t-rên lý thuyết cũng như khảo sát ngữ liệu cho thây ở cả hai ngôn ngữ Pháp và Việt đều có những phương tiện biểu đạt ý nghĩa bị động với những đặc thù riêng của mỗi ngôn ngữ. Việc thể hiện ý nghĩa bị động trong tiếng Pháp phổ biến hơn trong tiếng Việt. Tuy nhiên lôi nói tiếp thụ-bị động hay nói cách khác là việc xử dụng các câu trúc để biểu đạt ý nghĩa bị động đang có xu hướng gia tăng trong tiếng Việt và đi kèm với xu hướng này là sự xuâ t hiện của một sô câu trúc mới được dùng để thể hiện ý nghĩa bị động. Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng của giao thoa ngôn ngữ qua tiếp xúc và dịch thuật. Một trong những biện pháp có thể giảm bớt khó khăn của người Việt Nam học tiếng Pháp khi phải sử dụng dạng bị động là tăng cường việc hướng dẫn người học chủ động so sánh đôi chiếu dạng bị động tiêng Pháp với lôi nói tiếp thụ-bị động tiếng Việt. 1. Đặt vấn đề Theo các nhà nghiên cứu ý nghĩa bị động tồn tại ở hầu hết các ngôn ngữ sự khác biệt là ở cách biểu đạt ý nghĩa này. Một trong những phương tiện thường được sử dụng để biểu đạt ý nghĩa bị động là dạng bị động. Đô i với các ngôn ngữ châu Âu thì dạng bị động là một hiện tượng quen thuộc nhưng cho đến hiện nay vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau về dạng bị động nói chung và dạng bị động trong tiếng Pháp nói riêng. Trong tiếng Việt thì đây là một hiện tượng ngữ pháp đang phát triển vì vậy cách quan niệm về dạng bị động trong ngôn ngữ này còn rất ĐT 84-4-7548151 E-mail dhvan2001@ khác biệt có quan niệm cho rằng tiếng Việt không có dạng bị động có quan niệm cho rằng trong tiếng Việt có tồn tại dạng bị động. Khi học tiếng Pháp hay khi phải chuyển dịch giữa hai ngôn ngữ này người Việt Nam không khỏi lúng túng. Tuy .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN