tailieunhanh - Khi nào doanh nghiệp cần thay “bộ cánh” mới?

Tái xây dựng thương hiệu là việc tạo ra một tên gọi, biểu tượng, thiết kế mới, hoặc tổng hòa các yếu tố này, cho một thương hiệu đã được thiết lập. Mục đích của tái xây dựng thương hiệu hoặc làm mới thương hiệu nhằm phát triển, “chiếm lĩnh” vị trí khác biệt trong tâm trí của người tiêu dùng và trên thị trường. Sứ mệnh này liên quan đến nhiều sự thay đổi cấp tiến đối với logo, tên thương hiệu, hình ảnh, chiến lược marketing và quảng cáo. Những điều cơ bản Hầu hết những cuộc lột. | Khi nào doanh nghiệp cân thay bộ cánh mới Tái xây dựng thương hiệu là việc tạo ra một tên gọi biểu tượng thiết kế mới hoặc tổng hòa các yếu tố này cho một thương hiệu đã được thiết lập. Mục đích của tái xây dựng thương hiệu hoặc làm mới thương hiệu nhằm phát triển chiếm lĩnh vị trí khác biệt trong tâm trí của người tiêu dùng và trên thị trường. Sứ mệnh này liên quan đến nhiều sự thay đổi cấp tiến đối với logo tên thương hiệu hình ảnh chiến lược marketing và quảng cáo. Những điều cơ bản Hầu hết những cuộc lột xác thương hiệu đều xảy ra khi chủ thương hiệu muốn tái định vị thương hiệu hoặc công ty và trong một số trường hợp là để điều chỉnh những sai lầm trong công tác xây dựng thương hiệu trước đó. Tuy nhiên mục đích chính của tái xây dựng thương hiệu là chuyển tải một thông điệp mới khi doanh nghiệp phát triển. Thông thường tái xây dựng thương hiệu tồn tại dưới hai hình thức. Tái xây dựng một phân Việc này xảy ra trong trường hợp thương hiệu đã có chỗ đứng vững chắc nhưng đã lỗi thời so với tình hình chung hoặc thương hiệu đó cần được làm mới do sự phát sinh của những sản phẩm dịch vụ mới. Trong những trường hợp này người chủ thương hiệu không cần loại bỏ những giá trị thương hiệu đã được phát triển trong nhiều năm trước đó. Xây dựng lại hoàn toàn Ngày nay các cuộc mua bán và sáp nhập xảy ra rất phổ biến do xu thế toàn cầu hóa. Hệ quả của những vụ mua bán doanh nghiệp là tái xây dựng toàn bộ thương hiệu. Điển hình là thương vụ sáp nhập hai tập đoàn viễn thông Mỹ Sprint và Nextel vào năm 2004. Trước đó logo của Sprint có nhiều góc cạnh với màu chủ đạo là đỏ gây cảm giác thiếu linh hoạt. Sau khi sáp nhập Sprint đã thay đổi bằng một logo mới với hình dáng mềm mại hơn với màu nền vàng phản ánh sự thân thiện và linh hoạt của tập đoàn. Chi phí đổi logo mới của một số thương hiệu trên thế giới Với các tổ chức kinh doanh thất bại trong xây dựng thương hiệu hoặc trải qua những vụ scandal kinh doanh trầm trọng việc thay bộ áo mới hình ảnh mới là điều cấp thiết và tất yếu. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN