tailieunhanh - TIỂU LUẬN: Kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam

Sau những năm dài chiến tranh Việt Nam đi lên CNXH với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề. Thêm vào đó là những sai lầm chủ quan duy ý chí trong quản lý và lãnh đạo ở thời kỳ bao cấp càng làm cho nền kinh tế nước ta tụt hậu so với thế giới. Từ Đại hội VI Đảng ta quyết định xây dựng nền KTTT theo định hướng XHCN. Trải qua 20 năm đổi mới cho đến nay nền KTTT ở nước ta. | TIỂU LUẬN Kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam Lời mở đầu Sau những năm dài chiến tranh Việt Nam đi lên CNXH với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề. Thêm vào đó là những sai lầm chủ quan duy ý chí trong quản lý và lãnh đạo ở thời kỳ bao cấp càng làm cho nền kinh tế nước ta tụt hậu so với thế giới. Từ Đại hội VI Đảng ta quyết định xây dựng nền KTTT theo định hướng XHCN. Trải qua 20 năm đổi mới cho đến nay nền KTTT ở nước ta đã thu được những thành tựu có tính quyết định. Tuy nhiên cụm từ định hướng XHCN còn nhiều băn khoăn và bàn cãi bởi lẽ có lập luận cho rằng đã là KTTT thì đương nhiên có vận động theo hương TBCN nước ta đang cần phát triển cần vận dụng cơ chế thị trường để thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế thì việc gì phải nêu định hướng XHCN. Vì vậy tìm hiểu KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa về thực tiễn và lý luận là cần thiết. Do đó em chọn đề tài Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam . B. Nội dung I Phát triển kinh tế thị trường là tất yếu khách quan 1- Quan niệm về Kinh Tế Thị Trường Trước hết Kinh Tế Thị Trường là gì Quá trình hình thành và phát triển của xã hội gắn liền với quá trình lao động. Lịch sử loài người đã chứng kiến các kiểu tổ chức kinh tế xã hội từ giản đơn đến phát triển cao đó là kinh tế Tự nhiên tự cấp tự túc kinh tế hàng hoá trong đó kinh tế hàng hoá đi từ kinh tế hàng hoá giản đơn của nông dân thợ thủ công rồi phát triển lên thành kinh tế hàng hoá tư bản và kinh tế thị trường. KTTT đã được hình thành và phát triển dưới CNTB khi mà hệ thống thị trường được phát triển một cách đồng bộ. Vấn đề đặt ra KTTT là hình thức phát triển cao của KTHH trong đó từ sản xuất đến tiêu dùng đều thông qua thị trường hay KTTT là hình thức phát triển cao của KTHH trong đó các quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá. KTHH và KTTT không đồng nhất với nhau chúng khác nhau về trình độ phát triển về cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và bản chất. Như vậy chúng ta có thể kết luận

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN