tailieunhanh - Vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị

Vấn đề quan hệ giữa văn nghệ với chính trị đã thu hút sự chú ý đầu tiên của các văn nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu và cả các nhà quản lý văn hoá-văn nghệ. | Vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị Vấn đề quan hệ giữa văn nghệ với chính trị đã thu hút sự chú ý đầu tiên của các văn nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu và cả các nhà quản lý văn hoá-văn nghệ. Trong những ý kiến đánh giá lại vấn đề về mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị chúng ta thấy nổi cộm lên một câu hỏi lớn Có nên nói văn nghệ phục vụ chính trị không . Từ trước đến nay mệnh đề văn nghệ phục vụ chính trị được tiếp thu từ bài nói chuyện tại Diên An của Mao Trạch Đông đã thấm nhuần vào đầu óc từ một em học sinh cho đến các văn nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu lý luận văn nghệ. Ở đây đối với những ai hiểu văn nghệ với chính trị như là hai hình thái ý thức xã hội thì không khỏi có những băn khoăn. Chính vì thế mà đồng chí Trường Chinh đã phải giải thích một cách cụ thể như chúng tôi đã nhắc đến ở trên. Ý kiến của đồng chí Trường Chinh là một nguyên tắc chỉ đạo. Tuy nhiên trên thực tế cái mệnh đề văn nghệ phục vụ chính trị đã dẫn đến một cơ chế quản lý giáo điều. Trong cuộc thảo luận đã có ý kiến cho rằng trước đây ta thường lầm lẫn ở mấy điểm sau 1. Đồng nhất văn nghệ với chính trị. Nói văn nghệ phục vụ chính trị thế là cứ nhìn nhận đánh giá văn nghệ như đánh giá chính trị. 2. Coi các ngành khác có nhiệm vụ chính trị còn văn nghệ thì không có nhiệm vụ chính trị của mình và chỉ đi phục vụ thôi. 3. Coi người hoạt động chính trị có địa vị cao hơn có quyền uốn nắn người hoạt động văn nghệ 4 . Những lầm lẫn đó đã dẫn đến cách quản lý văn nghệ theo lối áp đặt. Về điều này ngay từ năm 1957 đồng chí Trường Chinh đã thay mặt Trung ương Đảng nhận những thiếu sót về sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng như sau Về lãnh đạo sáng tác đã có những quan điểm giản đơn thiển cận về vấn đề văn nghệ phục vụ chính trị dẫn đến chỗ coi nhẹ trách nhiệm cá nhân ít khuyến khích sự suy nghĩ tìm tòi của từng người trong việc sáng tác gò bó đề tài và hình thức nghệ thuật một cách hẹp hòi phiến diện. Nhiều tác phẩm đã có khuynh hướng tô hồng ca ngợi một chiều mà thật ra ca ngợi vẫn chưa sâu sắc

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.