tailieunhanh - Tiểu luận pháp luật việt nam

I. Thực trạng - thách thức của pháp luật Việt Nam trước yêu cầu gia nhập WTO: 1. Về việc “văn hoá nước ta lấy cảm tình làm bản vị” và tinh thần "thượng tôn pháp luật" của nhân dân Việt Nam: Đáp ứng đòi hỏi của quá trình đàm phán gia nhập WTO, Quốc hội ta đã phải ban hành 65 luật và pháp lệnh. Chỉ riêng năm 2005 đã có 25 luật và pháp lệnh, những văn bản pháp lý mới nhất có liên quan trực tiếp đến các nghĩa vụ thành viên của Việt Nam được. | Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO I. Thực trạng - thách thức của pháp luật Việt Nam trước yêu cầu gia nhập WTO 1. về việc văn hoá nước ta lấy cảm tình làm bản vị và tinh thần thượng tôn pháp luật của nhân dân Việt Nam Đáp ứng đòi hỏi của quá trình đàm phán gia nhập WTO Quốc hội ta đã phải ban hành 65 luật và pháp lệnh. Chỉ riêng năm 2005 đã có 25 luật và pháp lệnh những văn bản pháp lý mới nhất có liên quan trực tiếp đến các nghĩa vụ thành viên của Việt Nam được gửi đến Ban thư ký WTO. Trong kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO của Chính phủ có các Phụ lục đính kèm đề cập đến các nội dung áp dụng trực tiếp cam kết của Việt nam liên quan đến 6 văn bản Luật và danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi bổ sung theo lội trình mà ta đã đàm phán được liên quan đến 6 văn bản luật và 1 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Rõ ràng là một trong những thách thức lớn nhất khi gia nhập WTO là sự thử thách về chất lượng pháp luật và năng lực thể chế. Giờ đây thực hiện những cam kết không những là nghĩa vụ mà còn là danh dự quốc gia. Thực chất những cam kết với quốc tế không là gì khác ngoài những ràng buộc về pháp luật luật của đất nước và luật của quốc tế. Thế mà đúng vào lúc cần phải phát huy chức năng và thế mạnh của pháp luật thì cơ quan thực thi pháp luật nơi thể hiện tập trung nhất và nghiêm minh nhất sức mạnh của pháp luật là Tòa án nhân dân tối cao lại cho thấy sự yếu kém của cán cân công lý . Một quy định mà công an hiểu thế này viện kiểm sát hiểu thế kia toà án hiểu thế khác hội đồng sơ thẩm hiểu một kiểu cuối cùng phải biểu quyết theo báo Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh . Quả thật đây là một thực trạng đáng suy nghĩ và kịp thời có những quyết sách. Điều này có nguyên nhân xã hội của nó. Dễ thấy nhất là cái quán tính trọng tình hơn lý vốn có sức trì kéo triền miên trong suốt chiều dài lịch sử. Thậm chí ngay tại công đường mà quan tòa còn quen lối ứng xử đã đưa đến trước cửa công ngoài thì là lý nhưng trong