tailieunhanh - Chương trình cải thiện tổng hợp cây điều sử dụng kiến vàng là thành phần chính - Sách hướng dẫn cho người trồng điều ở Việt Nam

Từ năm 2000 Việt Nam được xếp hạng là một trong những quốc gia sản xuất điều quan trọng trên thế giới. Phần lớn người trồng điều rất tin tưởng vào thuốc trừ dịch hại và phân bón hóa học để đạt năng suất cao, mà hệ quả là chi phí tăng cao, sức khỏe người nông dân bị ảnh hưởng, tính kháng của dịch hại, sự ô nhiễm môi trường, và sự suy giảm các loài thiên địch và thụ phấn. Để giúp cho việc sản xuất điều được an toàn, bền vững và có lợi nhuận, rất cần thiết có một chương trình. | Chương trình cải thiện tổng hợp cây điều sử dụng kiến vàng là thành phần chính Sách hướng dẫn cho người trồng điều ở Việt Nam Renkang Peng Keith Christian Lã Phạm Lân và Nguyễn Thanh Bình Đại học Charles Darwin Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Tháng 10 năm 2008 Mở đầu Cơ sở của dự án quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều Từ năm 2000 Việt Nam được xếp hạng là một trong những quốc gia sản xuất điều quan trọng trên thế giới. Phần lớn người trồng điều rất tin tưởng vào thuốc trừ dịch hại và phân bón hóa học để đạt năng suất cao mà hệ quả là chi phí tăng cao sức khỏe người nông dân bị ảnh hưởng tính kháng của dịch hại sự ô nhiễm môi trường và sự suy giảm các loài thiên địch và thụ phấn. Để giúp cho việc sản xuất điều được an toàn bền vững và có lợi nhuận rất cần thiết có một chương trình cải thiện tổng hợp ICI cho trên cây điều. Trong năm 2005 dự án Triển khai chương trình cải thiện tổng hợp ICI trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính được đề xuất dựa trên chương trình quản lý tổng hợp IPM đã được xây dựng do trường Đại học Charles Darwin CDU Úc trong đó kiến vàng Oecophylla smaragdina là thành phần chính cùng với các biện pháp canh tác và thuốc hóa học thân thiện với môi trường. Dự án được thực hiện từ năm 2006 với các thành viên dự án thuộc trường Đại học CDU và Viện KHKTNNMN IAS . Mục tiêu của dự án là 1 Phát triển chương trình cải thiện tổng hợp cây điều ICI trong điều kiện ở Việt Nam 2 Tổ chức lớp huấn luyện giảng viên ICI cây điều TOT để sau đó họ thực hiện lớp tập huấn nông dân FFS tại địa phương 3 Thiết lập vườn trình diễn trình diễn các nguyên tắc ICI để cho học viên TOT có điều kiện quan sát những thuận lợi của chương trình so sánh với kỹ thuật thông thường của nông dân và thu thập dữ liệu cho việc biên soạn quy trình ICI. Từ tháng 7 2008 tổng số 112 giảng viên TOT tốt nghiệp từ hai trung tâm Bình Phước và Đồng Nai hai vùng trồng điều lớn nhất ở Việt Nam . Những học viên này đã triển khai các lớp tập huấn nông dân ở 10 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN