tailieunhanh - 5 nguyên lý vận hành kinh tế
Nắm bắt 5 nguyên lý (kiến thức căn bản của một sinh viên đại học) về vận hành kinh tế của một quốc gia, hay một doanh nghiệp, hay một cá nhân, là đủ để giải thích mọi hiện tượng, dù nghịch lý và khó hiểu đến đâu Vài chục năm trước tôi mất khá nhiều thì giờ nghiền ngẫm những bài nghiên cứu phân tích rất công phu của các tiền bối trong giới hàn lâm về kinh tế. Dĩ nhiên, mỗi người một kiểu, mỗi vị một góc nhìn, tên tuổi càng cao thì bài viết càng khô. | 5 nguyên lý vận hành kinh tê Nắm bắt 5 nguyên lý kiến thức căn bản của một sinh viên đại học về vận hành kinh tế của một quốc gia hay một doanh nghiệp hay một cá nhân là đủ để giải thích mọi hiện tượng dù nghịch lý và khó hiểu đến đâu. Vài chục năm trước tôi mất khá nhiều thì giờ nghiền ngẫm những bài nghiên cứu phân tích rất công phu của các tiền bối trong giới hàn lâm về kinh tế. Dĩ nhiên mỗi người một kiểu mỗi vị một góc nhìn tên tuổi càng cao thì bài viết càng khô khan phức tạp. Ai cũng cố gắng thể hiện đẳng cấp trong một sân chơi đầy thiên tài và những luật lệ khắt khe. Sau khi sống sót trong môi trường đó một cách chật vật tôi từ giã học đường ra ngoài kinh doanh và nhận thấy các người dân thường cũng có đầy những khôn ngoan hiểu biết không kém gì các đại trí giả trong tháp ngà. Họ lại có thêm cái dũng khí là dám làm dám thua nên ít hoang tưởng về những giả thuyết chỉ đẹp trên giấy tờ. Họ không có những ngôn từ hoa mỹ khó hiểu để làm dáng trí thức do đó cái mộc mạc của tư duy họ thấm đậm vào tri thức dễ dàng hơn sống động hơn. Thêm vào đó những khôn ngoan này đã được truyền lại từ cha ông và được minh chứng qua bao thời đại lịch sử. Tôi gọi chúng là các nguyên lý bất diệt của một nền kinh tế thực. 1. Dân có giàu nước mới mạnh Gần đây trong cuốn sách Why nations fail hai tác giả Acemoglu và Robinson đưa ra giả thuyết là khi cơ chế của cấu trúc kinh tế dồn quyền lực vào tay một thiểu số nhóm người hay nhóm lợi ích thay vì phân tán ra cho đại đa sồ người dân thì cái sân chơi không bình đẳng này sẽ không giải phóng hay bảo vệ tiềm năng của mỗi công dân trong việc sáng tạo đầu tư và phát triển. Nói nôm na là nếu tiền và quyền cứ tập trung vào tay các đại ca thì dân vẫn nghèo vẫn ngu và kinh tế sẽ không phát triển được. Kinh tế lụn bại thì quốc gia sẽ yếu kém dễ bị bắt nạt. Quốc gia yếu kém nghèo khổ thì khó mà tự hào dân tộc để tạo sức bật cho đột phá đặc thù. Muốn yêu nước hay cứu nước hãy làm đủ cách để dân giàu lên. 2. Phải có hủy diệt mới có sáng tạo Hai ông .
đang nạp các trang xem trước