tailieunhanh - LUẬN VĂN: HẠCH TOÁN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HẠCH TOÁN VÀ QUẢN LÝ TSCĐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT A. Hạch toán Tài sản cố định ( TSCĐ): I. Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán TSCĐ: 1. Khái niệm TSCĐ: TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn có thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý TSCĐ hiện hành. Theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC, ngày 30/12/1999 của bộ trưởng. | LUẬN VĂN HẠCH TOÁN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HẠCH TOÁN VÀ QUẢN LÝ TSCĐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT A. Hạch toán Tài sản cố định TSCĐ I. Khái niệm đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán TSCĐ 1. Khái niệm TSCĐ TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn có thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý TSCĐ hiện hành. Theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo Quyết định số 166 1999 QĐ-BTC ngày 30 12 1999 của bộ trưởng Bộ Tài chính TSCĐ hiện nay có tiêu chuẩn sau 1 Có giá trị trở lên 2 Có thời gian sử dụng trên một năm. 2. Đặc điểm TSCĐ Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ có những đặc điểm sau Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng phải loại bỏ. Với đặc điểm này TSCĐ cần được theo dõi quản lý theo nguyên giá tức là giá trị ban đầu của TSCĐ. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đặc điểm này TSCĐ cần được theo dõi giá trị hao mòn và giá trị còn lại. 3. Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ Cần phải thực hiện các nhiệm vụ để cung cấp các thông tin hữu ích trong quản lý thì kế toán TSCĐ Ghi chép tổng hợp chính xác kịp thời số lượng giá trị TSCĐ hiện có tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn đơn vị cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ tạo điều kiện để cung cấp thông tin kiểm tra giám sát thường xuyên việc giữ gìn bảo quản bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch hoá đầu tư đổi mới trong doanh nghiệp. Thực hiện tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo đúng chế độ quy định Tham gia lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ sữa chữa thường xuyên sửa chữa định kỳ giám sát chi phí và kết quả của việc sửa chữa đó. Tính toán phản ánh kịp thời chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm nâng cấp đổi mới .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN