tailieunhanh - Khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975

Khảo sát những tiểu thuyết lịch sử Việt Nam được xuất bản sau 1975, chúng tôi nhận thấy, các nhà văn xử lí chất liệu lịch sử theo hai khuynh hướng chính: khuynh hướng lịch sử hoá tiểu thuyết và tiểu thuyết hoá lịch sử. | Khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 Khảo sát những tiểu thuyết lịch sử Việt Nam được xuất bản sau 1975 chúng tôi nhận thấy các nhà văn xử lí chất liệu lịch sử theo hai khuynh hướng chính khuynh hướng lịch sử hoá tiểu thuyết và tiểu thuyết hoá lịch sử. Trong bài viết này chúng tôi tập trung đề cập đến khuynh hướng tiểu thuyết hoá lịch sử. Tiểu thuyết vốn đề cao tính chất hư cấu sáng tạo chủ quan còn lịch sử lại đòi hỏi sự chính xác khách quan khi lưu giữ những tư liệu liên quan đến số phận của một dân tộc. Tiểu thuyết hoá lịch sử nghĩa là nhà văn biến những tư liệu chính xác của lịch sử thành tiểu thuyết thành những sản phẩm hư cấu tưởng tượng của cá nhân nghệ sĩ. Khi đó lịch sử trở thành chất liệu thậm chí là phương tiện để nhà văn viết tiểu thuyết. Nhiều khi nhà văn chỉ mượn lịch sử làm đường viền trang trí chứ không phản ánh trung thực một thời kì lịch sử cụ thể. Nói như nhà văn Alexandre Dumas lịch sử chỉ như cái đinh đóng vào tường để người viết có thể tuỳ thích treo vào đó những bức hoạ của riêng mình. Đó là thứ lịch sử đã được nhào nặn thiết kế lại. Và nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử là sáng tạo một lịch sử khác đến lượt người đọc họ cũng hưởng thụ lịch sử theo cách của riêng mình. Với khuynh hướng sáng tạo này nhà văn có thể phán xét cả lịch sử chưng cất lại lịch sử cãi ngầm với sử học về nhân sinh thế sự để giúp nhận thức thêm nhận thức lại lịch sử. Đọc những cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết theo khuynh hướng này ấn tượng về lịch sử dù vẫn tồn tại và vẫn cần thiết như một không gian toàn thể nhưng đã không còn ở bình diện thứ nhất mà nổi lên trước hết là ấn tượng của tiểu thuyết với bao vấn đề thế sự đời thường cùng những sáng tạo mới mẻ riêng biệt. Theo Bakhtin đó là ấn tượng về cái hiện tại chưa hoàn thành - hiện tại ấy trở thành đối tượng ưu tiên của tiểu thuyết để người viết tiểu thuyết có thể miêu tả những sự việc có thật trong đời mình hoặc nói ám chỉ đến chúng có thể can thiệp vào cuộc trò chuyện giữa .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.