tailieunhanh - Thành ngữ và tục ngữ trong thơ nôm Hồ Xuân Hương

Tham khảo tài liệu 'thành ngữ và tục ngữ trong thơ nôm hồ xuân hương', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Thành ngữ và tục ngữ trong thơ nôm Hồ Xuân Hương Người ta thường bảo Nôm na là cha mách qué thế nhưng với thơ Hồ Xuân Hương thì đó lại là một ngoại lệ bởi vì người đọc nhớ Xuân Hương yêu Xuân Hương lại chính từ cái sự mách qué ấy. Nếu không có cái chất nôm na mách qué xỏ xiên đầy tinh quái này thì có lẽ đã không có một Xuân Hương để cho người đời chiêm ngưỡng và tôn vinh Bà thành Bà chúa thơ Nôm trong làng thơ Việt Nam. Chính cái chất nôm na trong thơ của Bà đã tạo nên một chất men xúc tác mãnh liệt trong lòng người đọc. Người ta ngây ngất hỉ hả khoái trá với cái thứ ngôn ngữ nhà quê mách qué như đỏ lòm lom già tom mân mó tấp tênh lún phún le te chín mõm mòm . Tất cả những cái đó hoàn toàn xa lạ với sự trau chuốt gọt giũa khuôn sáo mà người ta thường bắt gặp trong ngôn ngữ thơ. Ngoài những đặc trưng ấy người ta còn bắt gặp ở Bà một biệt tài nữa trong việc vận dụng tiếng nói dân gian trong thơ. Đó là việc đưa thành ngữ tục ngữ vào trong thơ làm cho câu thơ trở nên giàu tính hình tượng dễ nhớ và độc đáo hơn. Qua sự khảo sát trong số 39 bài thơ trong tập Thơ Hồ Xuân Hương do tác giả Nguyễn Lộc tuyển chọn và giới thiệu được Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 1987 chúng tôi đã phát hiện được 15 trường hợp có xuất hiện các yếu tố của thành ngữ tục ngữ trong những câu thơ. Đây quả là một con số không nhỏ nó cho thấy thành ngữ tục ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng như thế nào. Quả là hiếm có một nhà thơ nào lại quan tâm đặc biệt đến vai trò của ngôn ngữ dân gian như Hồ Xuân Hương. Việc đưa thành ngữ tục ngữ vào tác phẩm đã được nhà thơ xử lí rất tinh tế tài tình và nhuần nhuyễn. Có những tác phẩm tuy rất ngắn nhưng chúng ta đã không khỏi ngạc nhiên khi thấy tác giả đã hai lần sử dụng đến yếu tố thành ngữ tục ngữ. Chẳng hạn như Bài Mời trầu có hai câu thành ngữ xanh như lá và bạc như vôi được áp dụng trong câu thơ Đừng xanh như lá bạc như vôi . Bài Khóc Tổng Cóc lại có hai câu thành ngữ khác là nòng nọc đứt đuôi và gọt gáy bôi vôi được