tailieunhanh - Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dê

Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dê 1. Sự lên giống: - Lên giống là một biểu hiện sinh lý khi dê đạt đến một tuổi nhất định nào đó. Ðây là điều kiện để dê cái bắt đầu sinh sản. - Dê thường có biểu hiện lên giống ở 6 - 8 tháng tuổi tùy theo giống. - Các biểu hiện của sự lên giống: phần ngoài của bộ phận sinh dục sưng, chảy nước, đỏ và nóng lên. Ðuôi luôn luôn ve vẩy. Luôn luôn đứng yên khi dê cưỡi lên lưng hoặc con dê khác. Luôn kêu la. | Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dê 1. Sự lên giống - Lên giống là một biểu hiện sinh lý khi dê đạt đến một tuổi nhất định nào đó. Đây là điều kiện để dê cái bắt đầu sinh sản. - Dê thường có biểu hiện lên giống ở 6 - 8 tháng tuổi tùy theo giống. - Các biểu hiện của sự lên giống phần ngoài của bộ phận sinh dục sưng chảy nước đỏ và nóng lên. Đuôi luôn luôn ve vẩy. Luôn luôn đứng yên khi dê cưỡi lên lưng hoặc con dê khác. Luôn kêu la và giảm lượng ăn. Chu kỳ lên giống của dê bình quân khoảng 21 ngày. 2. Phối giống - Thời gian phối giống tốt nhất cho dê là 12 - 18 giờ sau khi xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của sự lên giống. - Để tránh sự phối giống không thành công dê đực và dê cái nên nhốt chung trong 1 chuồng nhỏ. Trong hệ thống nuôi chăn thả dê có thể phối giống trong lúc ăn cỏ mà không cần chuồng. - Phối giống không thành công no pregnance nếu dê cái xuất hiện chu kỳ động dục mới khoảng 17 đến 21 ngày sau khi phối giống. - Không nên phối giống giữa các dê có mối quan hệ gần nhau. - Nên thay đổi dê đực khoảng 1 năm sử dụng. - Nên nuôi thịt những dê cái sau hai lần phối giống không đậu. - Dê cái có thể lên giống lại sau 35- 45 ngày sau khi đẻ chúng ta có thể phối giống cho dê nếu thấy rằng thể trạng của dê tốt. Nếu dê cái sau khi đẻ có thể trạng không tốt như đẻ sinh đôi sinh ba thì chúng ta có thể đợi thời gian lâu hơn tốt nhất là khi cai sữa dê con thì cho phối giống lại cho dê mẹ. Đối với đẻ 1 con thì việc phối giống thường đạt kết quả trước cai sữa dê con. 3. Sự mang thai - Không có dấu hiệu lên giống sau 17 đến 21 ngày phối giống. - Bụng có chiều hướng to lên. - Vú của dê lớn nhất là vào cuối giai đoạn mang thai. - Chuẩn bị chuồng cho dê chữa bằng ngăn chuồng để dê không bị quậy phá bởi các dê khác thức ăn không bị các dê khác ăn dê được yên tỉnh hơn để chuẩn bị đẻ. Việc duy trì sức khỏe tốt cho dê trong giai đoạn chữa là một việc làm cần thiết 1 - Luôn luôn giữ cho chuồng khô ráo và sạch sẽ cũng như các vùng dưới sàn chuồng. - Phải giữ cho chuồng luôn chắc chắn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN