tailieunhanh - Giáo trình thủy sinh đại cương - Đại học An Giang - part 4

Trong thiên nhiên cũng thường có hiện tượng thủy sinh vật biển di nhập vào nước ngọt hay từ nước ngọt ra biển một thời gian. Từ những hiện tượng trên có thể đặt ra hai vấn đề: • Giữa cơ thể thủy sinh vật và môi trường nước có quan hệ nhất định về | Trong thiên nhiên cũng thường có hiện tượng thủy sinh vật biển di nhập vào nước ngọt hay từ nước ngọt ra biển một thời gian. Từ những hiện tượng trên có thể đặt ra hai vấn đề Giữa cơ thể thủy sinh vật và môi trường nước có quan hệ nhất định về thành phần và nồng độ muối hay có thể gọi là quan hệ thẩm thấu đó là điều kiện để thủy sinh vật sống được bình thường. Thủy sinh vật có khả năng điều hòa quan hệ thẩm thấu nầy chống lại những biến đổi nồng độ muối và thành phần muối của cơ thể do biến đổi nồng độ muối và thành phần muối của môi trường nước bên ngoài. Quan hệ thẩm thấu giữa thủy sinh vật với môi trường nước Để chỉ quan hệ thẩm thấu so sánh giữa cơ thể thủy sinh vật với môi trường ngoài người ta dùng các khái niệm Quan hệ thẩm thấu tương đương hay đẳng trương Isotonic khi dịch cơ thể và môi trường nước bên ngoài có áp suất thẩm thấu bằng nhau. Quan hệ thẩm thấu cao hơn hay ưu trương Hypertonic khi dịch cơ thể có áp suất thẩm thấu cao hơn. Quan hệ thẩm thấu thấp hơn hay nhược trương Hypotonic khi dịch cơ thể có áp suất thẩm thấu thấp hơn. Căn cứ vào quan hệ biến đổi giữa áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể và của môi trường có thể chia thủy sinh vật thành các nhóm sau Biến thẩm thấu Poikiloosmotic Dịch cơ thể có quan hệ thẩm thấu tương đương và biến đổi theo môi trường ngoài chúng không có khả năng điều hòa thẩm thấu. Đa số động vật không xương sống biển thuộc vào nhóm nầy. Trong động vật nước ngọt có nhóm hải miên ruột khoang giun ít tơ đỉa thân mềm giáp xác chân mang là các động vật biến thẩm thấu. Đồng thẩm thấu Homoiosmotic Khi dịch cơ thể có áp suất thẩm thấu cao hơn hay thấp hơn hay tương đối độc lập với môi trường ngoài thủy sinh vật có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu. Trong nhóm nầy có động vật có xương sống nước ngọt côn trùng và ấu trùng côn trùng cá giáp xác cao ở biển và nước ngọt. Giả đồng thẩm thấu Pseudohomoiosmotic Động vật biến thẩm thấu nhưng do ở xa bờ hay ở đáy biển sâu nồng độ muối hầu như không thay đổi nên áp suất thẩm thấu của của dịch

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.