tailieunhanh - PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC: NGUYÊN LÝ, CÁCH TIẾN HÀNH VÀ NHẬN ĐỊNH CHẨN ĐOÁN

Phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc 1. Nguồn gốc Đo nhiệt độ tỉnh huyệt bằng nhiệt kế điện tử để chẩn đoán bệnh là một bước phát triển của xúc chẩn, do đó không ngoài tứ chẩn của Đông y. Tứ chấn của Đông y là cách gọi tắt bốn phương pháp: Vấn chẩn, vọng chẩn, văn chẩn và thiết chẩn. Thiết chẩn trong tứ chẩn lại chia ra mạch chẩn (bắt mạch) và xúc chẩn (sờ nắn). . | PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y PHÉP CHẨN BỆNH BẰNG NHIỆT ĐỘ KINH LẠC NGUYÊN LÝ CÁCH TIẾN HÀNH VÀ NHẬN ĐỊNH CHẨN ĐOÁN Phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc 1. Nguồn gốc Đo nhiệt độ tỉnh huyệt bằng nhiệt kế điện tử để chẩn đoán bệnh là một bước phát triển của xúc chẩn do đó không ngoài tứ chẩn của Đông y. Tứ chấn của Đông y là cách gọi tắt bốn phương pháp Vấn chẩn vọng chẩn văn chẩn và thiết chẩn. Thiết chẩn trong tứ chẩn lại chia ra mạch chẩn bắt mạch và xúc chẩn sờ nắn . Sách Tân biên Trung y học khái yếu Nhân dân vệ sinh xuất bản xã - Bắc Kinh - 1974 viết về nội dung xúc chẩn như sau Xúc chẩn chủ yếu co nắn ngực bụng để thấy mềm cứng có đau hay không có hòn cục hay không sờ nắn tứ chi để xem có gãy xương bong gân hay không sờ nắn da xem mát hay không sờ nắn kinh mạch xem có phản ứng bệnh lý hay không . Sờ nắn kinh lạc là sờ ấn các huyệt trên kinh lạc để tìm điểm phản ứng bệnh lý theo phương pháp chẩn đoán trị liệu của kinh lạc ở phép châm cứu đã nói rõ . 2. Quá trình phát triển a. Từ Xúc chẩn Người xưa khi xúc chẩn ở tứ chi có hai mức như sau Sờ cả hai phía lòng bàn tay và mu bàn tay của người bệnh phân biệt dương cứng ngoại cảm hay bệnh âm chứng nội thương . Phía mu bàn tay nóng hơn là dương chứng ngoại cảm bởi vì bệnh ngoại cảm dương chứng thường là khu trú ở dương kinh. Phía lòng bàn tay nóng hơn là âm chứng nội thương bởi vì bệnh nội thương âm chứng thường là phát ở âm kinh. Sau khi đã phân biệt bệnh ngoại cảm hay nội thương lại tiến thêm một bước so sánh giữa các ngón tay tìm xem nóng hay lạnh rõ rệt ở ngón nào từ đó biết được bệnh ở đường kinh nào. Tuy nhiên cách xúc chẩn này chỉ cho ta biết được đại cương bệnh ngoại cảm hay nội thương bệnh ở đường kinh nào còn như mức độ nặng hay nhẹ và tương quan giữa các tạng phủ kinh lạc phải dựa vào các chẩn khác nữa mới đủ tin dùng. b. Đến tri nhiệt cảm độ Khoảng những năm 60 trong quyển 3 bộ sách Châm cứu học với tiêu đề Chẩn đoán học do Thượng Hải biên soạn phát hành có giới thiệu phép