tailieunhanh - Hóa học phân tích tập 1 part 3

Tham khảo tài liệu 'hóa học phân tích tập 1 part 3', khoa học tự nhiên, hoá học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | ví dụ để định ỉượng cacbon hiđro trong các chất hữu cơ người ta đốt cháy mẫu để chuyển cacbon thành khí cacbonic và hiđro thành H2O rồi cho hãp phụ chọn lọc để giữ lại CO2 và H2O cãn cứ vào khối lượng của chúng mà tỉnh ra hàm lượng c H trong mẫu. Phương pháp phân tích khói lượng kết tủa đóng vai trò quan trọng và có ứng dụng rộng rãĩ nhẵt. Các giai đoạn cơ bản của quá trình phân tích khối lượng kết tủa bao gổm - Cân mẫu và chuyển mảu vào dung dịch - Làm kết tủa cấu tử xác định dưối dạng hợp chất khó tan dạng kết tủa . - Lọc và rửa kết tủa. - Sấy nung nếu cẩn thiết để chuyển dạng kết tủa thành dạng cân. - Cân sản phẩm khô. - Tính kết quả phân tích. Trong các giai đoạn nói trên thì giai đoạn làm kết tủa đóng vai trò quan trọng nhất. Việc chọn thuốc thử làm kết tủa có ý nghĩa to lôn đổi với độ chính xác phân tích cũng như quyết định đến các thao tác xử Lí kết tủa về sau. Việc chọn thuổc thử phải căn cứ vào yêu cđu của dạng kết tủa và dạng cân. . TÍNH TOÁN TRONG PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG Trong phân tích khối lượng thường phải tính các điểu kiện tiến hành phân tích tính lượng mẫu cân cãn phải lấy để phân tích tính điéu kiện làm kết tủa lựa chọn thuốc thử làm kết tủa che các ion cản trở ảnh hưàng của pH của chất tạo phức phụ . và tính kết quả phân tích. Việc tính điều kiện làm kết tủa đã được xét trong phần lí thuyết cân bàng ion . 0 đây Xem Nguyên Tinh Dung Hóa học phân tích Cân bảng ion trong dung dịch NXBGD Hà Nội 2000 63 chỉ xét đến một só ví dụ tính toán liên quan đến việc tính lượng chất phân tích và đánh giá kết quả phàn tích. Việc tính toán trong phân tích khói lượng cũng như phân tích thể tích được tiến hành thuận lợi bàng cách sử dụng định luật hợp thức. Vì vậy ở đây có nhắc lại nội dung chủ yếu của định luật này . I - Định luật hợp thức . Tọa độ phàn ứng Khi phản ứng hóa học xẩy ra hoàn toàn thì tỉ só giữa độ biến đổi số tnol hoặc độ biến đổi nồng độ của mỗi chất phản ứng với hệ số hợp thức tương ứng được gọi là tọa độ phản ứng. Đại lượng này chung cho mọi .