tailieunhanh - Giáo trình dịch tễ học y học part 2

thực phẩm, đồ dùng cá nhân, đồ dùng công cộng và dụng cụ y tế, chúng ta gọi đó là những yếu tố truyền nhiễm. Các vectors trung gian truyền bệnh cũng có thể được xem là yếu tố truyền nhiễm. - Giai đoạn 3: Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào một ký chủ mới. Cửa vào của các tác nhân gây bệnh, cũng gồm các cửa như cửa ra. | thực phẩm đồ dùng cá nhân đồ dùng công cộng và dụng cụ y tế chúng ta gọi đó là những yếu tố truyền nhiễm. Các vectors trung gian truyền bệnh cũng có thể được xem là yếu tố truyền nhiễm. - Giai đoạn 3 Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào một ký chủ mới. Cửa vào của các tác nhân gây bệnh cũng gồm các cửa như cửa ra. - Người bệnh - Người mang trùng - Ổ chứa động vật - Ổ chứa không phải động vật - Tiếp xúc trực tiếp - Giọt nước bọt - Đồ dùng cá nhân - Nước thực phẩm - Tiết túc Người lành - Tình trạng SK chung - Dinh dưỡng - Di truyền - Miễn dịch - Hệ hô hấp - Hệ tiêu hóa - Da niêm mạc tiết niệu sinh dục - Đường máu vết đốt tiết túc hút máu - Hệ hô hấp - Hệ tiêu hóa - Da niêm mạc tiết niệu sinh dục - Đường máu vết đốt tiết túc hút máu Hình 1 Chuỗi lan truyền của một bệnh truyền nhiễm II. NGUỒN TRUYỀN NHIỄM Nguồn truyền nhiễm có thể là người bệnh người mang trùng hay động vật. Một tiêu điểm dịch hay ổ dịch trong cộng đồng hay một ổ dịch trong thiên nhiên có thể là điểm khởi phát của nhiễm trùng. Nhiều tác giả xem các ổ chứa vi trùng không phải là động vật như sữa thịt phân như là nguồn nhiễm trùng. 1. Người . Người ốm Người ốm là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất vì có thể giải phóng ra môi trường bên ngoài một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh đang có độc lực cao có một số biểu hiện lâm sàng của bệnh thúc đẩy vi sinh vật gây bệnh lan truyền mạnh mẽ triệu chứng đi tiêu nhiều lần trong bệnh tả lỵ. Nhưng người ốm lại là nguồn truyền nhiễm rõ rệt nên dễ phát hiện cách ly. Ở các thời kỳ khác nhau của bệnh nhiễm trùng tính chất lây lan cũng thay đổi - Trong thời kỳ ủ bệnh tính chất truyền nhiễm ít quan trọng. Càng về cuối thời kỳ ủ bệnh khả năng lây nhiễm càng lớn. - Trong thời kỳ toàn phát trong hầu hết các bệnh nhiễm trùng mức độ lây lan cao nhất thường trùng với thời kỳ ủ bệnh. - Ở thời kỳ hồi phục khả năng lây lan giảm dần nhưng trong đa số các bệh truyền nhiễm cơ thể còn tiếp tục đào thải tác nhân gây bệnh cho đến cuối thời kỳ hồi phục như đối với bạch hầu thương hàn .