tailieunhanh - Luận văn: Bước đầu nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm cho ngành dệt may Việt Nam
Ngày nay, nhận thức về môi trường trong người tiêu dùng được nâng cao và điều đó dẫn tới tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường. Để đáp ứng thực tế đó, nhiều nước trên thế giới và cộng đồng quốc tế đã tiếp cận một số biện pháp quản lý môi trường thông qua trao đổi thông tin giữa các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng, khách hàng, trong đó có nhãn sinh thái. Sự ra đời của nhãn sinh thái có mục đích giúp người. | El Luận văn Bước đầu nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm cho ngành dệt may Việt Nam 1 MỞ ĐẦU Ngày nay nhận thức về môi trường trong người tiêu dùng được nâng cao và điều đó dẫn tới tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường. Đe đáp ứng thực tế đó nhiều nước trên thế giới và cộng đồng quốc tế đã tiếp cận một số biện pháp quản lý môi trường thông qua trao đổi thông tin giữa các nhà sản xuất cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng khách hàng trong đó có nhãn sinh thái. Sự ra đời của nhãn sinh thái có mục đích giúp người tiêu dùng nhận biết được tính năng thân thiện với môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ để từ đó có sự lựa chọn cho mình. Khi người tiêu dùng quan tâm nhiều tới những sản phẩm được cấp nhãn sinh thái thì chứng tỏ nhãn sinh thái đã khuyến khích các công ty thay đổi quá trình công nghệ nhằm đáp ứng được tiêu chí môi trường và sở thích của người tiêu dùng hay nói một cách khác là đạt được sản xuất và môi trường bền vững. Đây là một lĩnh vực tương đối mới với các nước đang phát triển và đặc biệt rất mới với Việt Nam. Việt Nam chưa có một chương trình nhãn sinh thái nào được phép công nhận sản phẩm hoặc dịch vụ thân thiện với môi trường. Tuy nhiên chúng ta đã bắt đầu nghiên cứu nhãn sinh thái và đề xuất quy trình áp dụng vào một số ngành như thuỷ sản dệt may lâm nghiệp. Dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam là một trong mười mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Mặt hàng này đã được xuất khẩu đến nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ Liên minh Châu Âu EU Nhật. Cho đến nay EU là thị trường hạn ngạch quan trọng nhất đối với ngành dệt may Việt Nam chiếm trên 37 kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Tuy nhiên EU cũng là một trong những thị trường đòi hỏi nghiêm ngặt các yêu cầu về môi trường. Ngoài ra hàng dệt may cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ phía Trung Quốc. Đặc biệt từ khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO - 2006 việc 2 xoá bỏ hạn ngạch và
đang nạp các trang xem trước