tailieunhanh - Đề tài:" VỊ TRÍ CỦA CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG TIẾN BỘ XÃ HỘI "

Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, nội dung của thước đo công bằng xã hội luôn bị quy định bởi quan hệ phân phối và quan hệ trao đổi - những quan hệ bị quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất và đối với sức lao động. Các quan hệ phân phối và trao đổi này mới đầu còn bất công và ở trình độ thấp nhưng càng về sau, càng trở nên công bằng hơn. Điều đó có nghĩa là, mức độ công bằng xã hội tăng dần qua. | VỊ TRÍ CỦA CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG TIẾN BỘ XÃ HỘI NGUYỄN MINH HOÀN Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội nội dung của thước đo công bằng xã hội luôn bị quy định bởi quan hệ phân phối và quan hệ trao đổi - những quan hệ bị quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất và đối với sức lao động. Các quan hệ phân phối và trao đổi này mới đầu còn bất công và ở trình độ thấp nhưng càng về sau càng trở nên công bằng hơn. Điều đó có nghĩa là mức độ công bằng xã hội tăng dần qua sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp tới cao từ chế độ nô lệ đến chủ nghĩa cộng sản. Và như vậy nếu coi tiến bộ xã hội là tiến trình vận động của xã hội từ một hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn tốt đẹp hơn thì có thể thấy trình độ của công bằng xã hội đạt được trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định chính là thước đo về mặt xã hội của tiến bộ xã hội tương ứng với thời kỳ lịch sử ấy. Cùng với khẳng định được nhiều người thừa nhận - công bằng xã hội là động lực của tiến bộ xã hội câu hỏi về vị trí của công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội cũng là một câu hỏi vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách bởi lời giải đáp đúng đắn cho câu hỏi này sẽ góp phần quan trọng vào việc làm sáng tỏ vị trí của công bằng xã hội trong mục tiêu chung mà chúng ta đang hướng tới - xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh . Công bằng xã hội là một phạm trù chính trị - xã hội đồng thời cũng là một phạm trù đạo đức pháp quyền giữ vai trò điều chỉnh quan hệ giữa người và người trong xã hội để đảm bảo có sự tương xứng giữa vai trò thực sự của các cá nhân hay các nhóm xã hội với địa vị mà họ nắm giữ giữa nghĩa vụ và quyền lợi giữa lao động và sự trả công giữa hành vi mà một người nào đó đã thực hiện và sự đền đáp giữa tội ác và sự trừng phạt giữa phẩm giá con người và sự thừa nhận của xã hội đối với những phẩm giá đó . 1 . Các mối quan hệ tương tự như vậy còn có thể liệt kê ra rất nhiều. Nhưng qua sự .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN