tailieunhanh - Đề tài: " VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY "

Tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là biện chứng khách quan của sự phát triển, tiến bộ xã hội trong thời đại hiện nay. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở kinh tế, là giá đỡ vật chất cho công bằng xã hội; thực hiện công bằng xã hội lại là điều kiện xã hội, động lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một trong những nguyên tắc chủ yếu trong tiến trình phát triển đất nước. | VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TRẦN THÀNH Tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là biện chứng khách quan của sự phát triển tiến bộ xã hội trong thời đại hiện nay. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở kinh tế là giá đỡ vật chất cho công bằng xã hội thực hiện công bằng xã hội lại là điều kiện xã hội động lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một trong những nguyên tắc chủ yếu trong tiến trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Lực lượng nòng cốt để thực hiện sự kết hợp ấy chính là nhà nước. Muốn thành công một mặt chúng ta phải có quan niệm đúng đắn khách quan trên quan điểm lịch sử cụ thể về công bằng xã hội mặt khác các chính sách biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội thực hiện công bằng xã hội của nhà nước phải hướng vào sự phát triển kinh tế tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội là một trong những chủ trương chủ yếu trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Chủ trương đó không chỉ thể hiện tính định hướng nhân văn định hướng xã hội chủ nghĩa mà còn phản ánh nhu cầu phát triển xã hội theo mô hình tiến bộ phù hợp với thiên niên kỷ mới. Tăng trưởng kinh tế là đòi hỏi bức xúc trong thời kỳ đổi mới ở nước ta. Nếu không tăng trưởng kinh tế chúng ta sẽ bị gạt ra ngoài lề của đời sống kinh tế quốc tế không thể tồn tại được chứ đừng nói đến phát triển tiến bộ. Nhưng tăng trưởng kinh tế mà dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo một cách quá đáng dẫn tới sự phân cực một mặt sẽ nẩy sinh những mâu thuẫn xung đột xã hội cản trở sự phát triển kinh tế mặt khác sẽ không đảm bảo được sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế Đảng ta chủ trương giải quyết tốt các vấn đề xã hội coi đây là một hướng chiến lược thể hiện bản chất ưu việt của chế độ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN