tailieunhanh - Đề tài:" TƯ TƯỞNG CỦA C.MÁC, PH.ĂNGGHEN VỀ CÁCH MẠNG VÔ SẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY "
Với quan niệm duy vật về lịch sử, trong “Hệ tư tưởng Đức”, và đã xây dựng cơ sở lý luận vững chắc cho sự phát triển tư tưởng về cách mạng vô sản. Theo các ông, cách mạng vô sản là một quy luật tất yếu mà lịch sử phải trải qua trong tiến trình vận động, phát triển của nó. Những tiền đề vật chất của cuộc cách mạng đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hình thành giai cấp vô sản. Về tính chất, nó là cuộc cách mạng triệt. | TƯ TƯỞNG CỦA VỀ CÁCH MẠNG VÔ SẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY NGUYỄN ĐÌNH HOÀ Với quan niệm duy vật về lịch sử trong Hệ tư tưởng Đức và đã xây dựng cơ sở lý luận vững chắc cho sự phát triển tư tưởng về cách mạng vô sản. Theo các ông cách mạng vô sản là một quy luật tất yếu mà lịch sử phải trải qua trong tiến trình vận động phát triển của nó. Những tiền đề vật chất của cuộc cách mạng đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hình thành giai cấp vô sản. Về tính chất nó là cuộc cách mạng triệt để toàn diện và sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại. Có thể khẳng định rằng cho đến nay những tư tưởng của và trong Hệ tư tưởng Đức về cách mạng vô sản vẫn còn nguyên giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn. Hệ tư tưởng Đức là một trong những tác phẩm do và viết chung vào cuối năm 1845 đầu năm 1846 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của triết học Mác. Đây không chỉ là tác phẩm lý luận quan trọng trong thời kỳ hình thành triết học Mác mà còn là tác phẩm đầu tiên thể hiện sự trưởng thành đến độ chín muồi của chủ nghĩa Mác. Trong Hệ tư tưởng Đức các ông đã đề cập đến một loạt vấn đề lý luận quan trọng đặc biệt ở đây lần đầu tiên quan niệm duy vật về lịch sử -một trong hai phát kiến vĩ đại của được trình bày một cách tương đối toàn diện và sâu sắc. Với quan niệm duy vật về lịch sử và đã tạo cơ sở lý luận khoa học vững chắc cho sự phát triển tư tưởng về cách mạng vô sản và đặt nền móng cho chủ nghĩa cộng sản khoa học. Như chúng ta đã biết cho đến trước khi triết học Mác ra đời lĩnh vực đời sống xã hội vẫn là nơi ẩn náu là địa hạt chịu sự chi phối thống trị của chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Tất cả mọi vấn đề xã hội con người đều được nhìn nhận và giải thích qua lăng kính duy tâm và đầy mầu sắc thần bí. Một số nhà triết học duy vật có tư tưởng tiến bộ chẳng hạn như rốt cuộc cũng không lý giải được một cách chính xác khoa học về lịch sử.
đang nạp các trang xem trước