tailieunhanh - Đề tài: " TRỞ VỀ TỰ NHIÊN MỘT SỰ PHẢN ỨNG CỦA NỀN VĂN MINH "

Tuy có mức độ khác nhau, song “trở về với tự nhiên” là xu hướng chung của con người trong các nền văn minh. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích xu hướng quay về với thiên nhiên trong nền văn minh cổ đại; phân tích quan niệm của triết học Mác, của triết học phương Tây hiện đại và quan niệm đạo đức sinh thái mới về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong nền văn minh công nghiệp. Theo tác giả, mong muốn trở về sống hoà mình vào thiên nhiên là đặc. | TRỞ VỀ Tự NHIÊN MỘT Sự PHẢN ỨNG CỦA NỀN VĂN MINH PHẠM THỊ OANH Tuy có mức độ khác nhau song trở về với tự nhiên là xu hướng chung của con người trong các nền văn minh. Trong bài viết này tác giả đã phân tích xu hướng quay về với thiên nhiên trong nền văn minh cổ đại phân tích quan niệm của triết học Mác của triết học phương Tây hiện đại và quan niệm đạo đức sinh thái mới về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong nền văn minh công nghiệp. Theo tác giả mong muốn trở về sống hoà mình vào thiên nhiên là đặc trưng của nền văn minh xanh. Cuối cùng tác giả khẳng định rằng phát triển bền vững là chiến lược đúng đắn nhất của nhân loại rằng một trong những cơ sở để thực hiện sự phát triển bền vững chính là năng lực của con người trong việc nhận thức đúng và hành động phù hợp với quy luật của giới tự nhiên. Trong lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại con người đã không ngừng tác động vào tự nhiên cải biến giới tự nhiên để tạo ra đời sống xã hội điều kiện tồn tại mới ngày càng văn minh tiến bộ hơn. Lịch sử đã chứng minh những thành tựu hết sức kỳ diệu của loài người. Tuy nhiên bên cạnh những giá trị tích cực sự tác động của con người lên tự nhiên cũng làm xuất hiện những mặt trái gây ra hậu quả khôn lường đôi khi còn ghê gớm hơn cả những gì mà con người vừa đạt được. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà mỗi khi xã hội phát triển đến một trình độ văn minh nhất định thì lại xuất hiện sự phản đối chính những thành tựu của nền văn minh đó. Xu hướng trở về tự nhiên đã xuất hiện ngay từ thời kỳ cổ đại và có những biểu hiện rất khác nhau trong những điều kiện lịch sử nhất định. Dưới đây bài viết chỉ đề cập đến một số khuynh hướng điển hình ở phương Đông và phương Tây 1. Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn minh rực rỡ và lâu đời nhất của nhân loại. Chế độ tông pháp chặt chẽ và hà khắc kéo dài suốt các thời kỳ cổ trung đại với Nho giáo làm nền tảng đã trói buộc con người của đất nước này trong vô vàn mối quan hệ xã hội gò bó như ngũ luân tam cương. Con người sinh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN