tailieunhanh - Nghiên cứu triết học " LỰA CHỌN ĐỐI THOẠI THAY VÌ ĐỐI ĐẦU GIỮA CÁC NỀN VĂN HOÁ VÀ VĂN MINH – NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦN GIỮ VỮNG TRONG ĐỐI THOẠI "
Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hoá ngày càng gia tăng, sự ảnh hưởng lẫn nhau của các nền văn hoá đang lan rộng rất nhanh và vượt ra ngoài biên giới các quốc gia riêng rẽ. Vì thế, hiện nay, như nhận xét của Tổng Giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura, “càng cần thiết hơn bao giờ hết phải tiến hành và phát triển một cuộc đối thoại ở tầm quốc tế. | LỰA CHỌN ĐỐI THOẠI THAY VÌ ĐỐI ĐẦU GIỮA CÁC NỀN VĂN HOÁ VÀ VĂN MINH - NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦN GIỮ VỮNG TRONG ĐỐI THOẠI PHẠM XUÂN NAM 1. Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hoá ngày càng gia tăng sự ảnh hưởng lẫn nhau của các nền văn hoá đang lan rộng rất nhanh và vượt ra ngoài biên giới các quốc gia riêng rẽ. Vì thế hiện nay như nhận xét của Tổng Giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura càng cần thiết hơn bao giờ hết phải tiến hành và phát triển một cuộc đối thoại ở tầm quốc tế. Nhịp độ chóng mặt của toàn cầu hoá và cách mạng thông tin tạo ra khả năng chưa từng có cho những cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hoá và các cá nhân. Toàn cầu hoá có lợi cho tất cả chúng ta với điều kiện nó phát triển trên cơ sở đối thoại phối hợp hành động và trao đổi 1 . Tuy nhiên đối lập với quan điểm trên từ hơn chục năm nay trên thế giới người ta đã bàn tán xôn xao xung quanh một luận thuyết gây sốc về sự đụng độ không tránh khỏi giữa các nền văn hoá và văn minh. Đề xướng luận thuyết này là Samuel Huntington người mà tiếng tăm đã lan truyền hầu như khắp thế giới kể từ khi ông ta công bố tiểu luận Sự đụng độ giữa các nền văn minh trên Tạp chí Foreign Affairs mùa hè năm 1993. Huntington cho rằng những kiến giải của Francis Fukuyama và những người đồng quan điểm về sự tận cùng của lịch sử sự phổ quát hoá các xã hội hiện đại theo kiểu phương Tây và chủ nghĩa toàn cầu là vội vã. Theo Huntington ở thời kỳ hậu chiến tranh lạnh nguồn gốc cơ bản của các xung đột trên thế giới này sẽ không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa. Các ranh giới quan trọng nhất chia rẽ loài người và nguồn gốc bao trùm của các xung đột sẽ là văn hoá. Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ trở thành nhân tố chi phối chính trị thế giới. Ranh giới giữa các nền văn minh sẽ là chiến tuyến tương lai 2 . Với quan niệm văn minh là một cộng đồng văn hoá cao nhất là trình độ cao nhất của tính đồng nhất văn hoá trong đó tôn giáo được xem như yếu tố căn bản và chủ đạo Huntington phân chia thế giới hiện nay là 7 hay 8 nền văn minh lớn phương Tây Nho giáo
đang nạp các trang xem trước