tailieunhanh - Trương Định - Thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp

Từ năm Tự Đức thứ 11 trở đi, đất nước đi vào khúc quanh lịch sử. Pháp bắt đầu đưa quân xâm chiếm đất nước ta: Tấn công Đà Nẵng (1858), chiếm Gia Định (1859), chiếm Định Tường (1861), Biên Hoà và Vĩnh Long (1862). | Trương Định - Thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp Từ năm Tự Đức thứ 11 trở đi đất nước đi vào khúc quanh lịch sử. Pháp bắt đầu đưa quân xâm chiếm đất nước ta Tấn công Đà Nang 1858 chiếm Gia Định 1859 chiếm Định Tường 1861 Biên Hoà và Vĩnh Long 1862 . Một bộ phận đất đai của nước Việt Nam thân yêu lần lượt rơi vào tay thưc dân Pháp. Nhân dân khổ cực lòng người ly tán. Nội bộ triều đình Tự Đức phân hoá. Đất nước trên bờ vực thẳm. Ấy thế mà Tự Đức và triều thần lại nhu nhược không đề ra được một quyết sách nào khả dĩ để chống lại hiểm hoại xâm lăng của Pháp nhằm bảo vệ đất nước. Khiếp sợ trước lực lượng hùng mạnh vũ khí tối tân của Pháp vua Tự Đức đã lệnh cho Hiệp biện Đại học sĩ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp vào Gia Định ký hoà ước với thiếu tướng Hải quân Pháp Bonard đại diện cho Chính phủ Pháp vào ngày 09 5 1862. Hoà ước này được gọi là hoà ước Nhâm Tuất. Thực chất nội dung của bản hoà ước Nhâm Tuất là một văn bản triều đình Tự Đức đầu hàng mở đường cho thực dân Pháp xâm chiếm đất nước ta. Thời điểm này ngọn cờ chống Pháp đã chuyển hẳn sang nhân dân mà đứng đầu là các nhóm nghĩa quân dưới sự chủ xướng và lãnh đạo của Đỗ Đình Thoại Phủ Cậu Thiên Hộ Dương Quảng Tu Nguyễn Trung Trực và Trương Định. Lực lượng nghĩa quân chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Trương Định là đông hơn cả có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào chống xâm lăng gây cho địch nhiều tổn thất. Giáo sư Trần Văn Giàu trong tác phẩm Chống xâm lăng đã viết Trương Định thật sự là một vị anh hùng xuất chúng xuất chúng nhất nhì trong cuộc Nam Kỳ kháng chiến . Trương Định còn có tên là Trương Công Định. Ông sinh năm 1820 tại làng Tịnh Khê huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định sống ở quê hương Quảng Ngãi mãi đến năm 24 tuổi mới theo cha là Trương Cầm người giữa chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định. Tại đây Trương Định lập gia đình với bà Lê Thị Thưởng con gái của một nhà hào phú ở Tân An Định Tường. Sau khi lập gia đình ông ở luôn tại quê vợ. Năm 1850 hưởng ứng chính sách khai hoang của triều đình .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN